Còn nhiều yếu tố tác động đến an toàn nợ công
Dư nợ công vẫn trong giới hạn
Theo công bố mới nhất của Bộ Tài chính, đến ngày 31-12-2015, nợ công ở mức 62,2%GDP, nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1%GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,1% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Như vậy, chỉ tiêu nợ Chính phủ cao hơn 1,4%GDP so với dự đoán và vượt giới hạn cho phép là 0,3%GDP.
Cơ cấu dư nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,5%. Tuy nợ Chính phủ vượt ngưỡng cho phép 0,3%, song, nhìn vào các con số thống kê, tỷ lệ nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và đặc biệt là dư nợ công chung vẫn được đảm bảo trong giới hạn an toàn.
Lý giải nguyên nhân vượt ngưỡng an toàn của nợ Chính phủ, ông Trương Hùng Long cho biết: Năm 2015, GDP thực tế thấp hơn so với số đã dự báo tại thời điểm tháng 10-2015 là 291,1 nghìn tỷ đồng, cùng với việc bổ sung 30 nghìn tỷ đồng kế hoạch giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2015 theo Nghị quyết số 99/2015/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 đã ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ Chính phủ trên GDP.
Nợ công không quá 65% GDP; nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%GDP và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% thu ngân sách Nhà nước hàng năm. (Trích Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 8-11-2011 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015) |
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi nhất trong an toàn nợ công lại phụ thuộc chủ yếu vào tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn từ các khoản nợ công; khả năng trả nợ từ chủ thể đi vay và khả năng đáp ứng nguồn vốn vay từ phía thị trường.
Thắt chặt nguồn vốn và tăng hiệu quả sử dụng
Từ cuối năm 2015, trước bối cảnh tốc độ nợ công tăng nhanh (bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2011-2015) và xuất phát chủ yếu từ áp lực gia tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển cộng với khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi ngày càng thấp đi, Bộ Tài chính cũng đã triển khai nhiều giải pháp để giữ đảm bảo an toàn nợ công.
Đặc biệt, khi nợ Chính phủ vượt ngưỡng, những giải pháp quyết liệt hơn tiếp tục được cơ quan này đưa ra.
Chia sẻ vấn đề này, ông Trương Hùng Long cho biết: Để nợ công không vượt trần cho phép, Bộ Tài chính sẽ có giải pháp tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay các nguồn vốn từ các khoản nợ công, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Quản lý nợ công, toàn bộ vốn vay công được sử dụng trực tiếp cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, các dự án trong nhiều lĩnh vực giao thông, cầu cảng, nông thôn, giảm nghèo, giáo dục, y tế... đã triển khai đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng đời sống người dân cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, việc phân bổ và sử dụng vốn và sử dụng trong thời gian qua còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Tình trạng mở rộng diện, quy mô, điều chỉnh tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu dẫn khá phổ biến, dẫn đến tăng mức vay công. Nguồn vốn vay công được đầu tư vào tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
"Vì vậy để nâng cao tính hiệu quả sử dụng vốn đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ dự án đều phải tăng cường trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ hơn" - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại nhấn mạnh.
Cùng với đó, để tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, các giải pháp được đặt ra trong Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nợ công sẽ được thúc đẩy hơn.
Nhiều biện pháp như thắt chặt điều kiện vay về cho vay lại; xây dựng cơ chế cho vay lại chính quyền địa phương, cho vay lại qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng; siết chặt phạm vi, đối tượng và điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tăng trách nhiệm của người vay, người được bảo lãnh Chính phủ... sẽ được triển khai đồng bộ ở các bộ, ngành địa phương.
Tin liên quan
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK