Coi trọng cải cách chi tiêu công
Bội chi và nợ công đều tăng
Mặc dù tăng trưởng kinh tế đạt được những thành tích quan trọng, song Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, do Việt Nam theo đuổi các chính sách tài khóa nhằm chống đỡ suy giảm kinh tế trong các năm 2009, 2012, 2013 cộng với áp dụng các gói kích cầu kết hợp cả về thu và chi, các hoạt động lớn ngoài ngân sách đã khiến bội chi và nợ công đều tăng lên. Bội chi ngân sách bình quân trong 5 năm qua khoảng 5%, cao hơn so với 1,1% của giai đoạn 2003-2008. Nợ công tăng nhanh và cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực có cùng mức thu nhập như Indonesia, Campuchia, Thái Lan. Việc chi trả nợ công cũng trở thành gánh nặng với số lãi chiếm khoảng 8% tổng thu hàng năm và trên 75% nợ trong nước sẽ đáo hạn trong 3 năm tới. Không những thế, sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới và khu vực; giá dầu quốc tế vẫn duy trì ở mức thấp; thiên tai hạn hán kéo dài do biến đổi khí hậu cũng là yếu tố rủi ro gây nhiều khó khăn cho kinh tế Việt Nam.
Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trước những thách thức của kinh tế vĩ mô, việc cơ cấu lại thu – chi NSNN là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. Trong đó, chính sách thu NSNN giai đoạn 2016-2020 được điều chỉnh theo hướng động viên hợp lý các nguồn lực, phấn đấu tỷ lệ huy động vào NSNN trên GDP khoảng 20-21%, tăng trưởng nguồn thu nội địa để đảm bảo tính bền vững thu NSNN. Chi NSNN được cơ cấu lại để đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài và vốn đầu tư công, tăng cường quản lý nợ công. Mức nợ công không được vượt ngưỡng 65% GDP vào năm 2020, bội chi ngân sách giai đoạn tới duy trì khoảng 4% GDP, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.
Để đạt được những mục tiêu trên, việc trước mắt mà các nhà hoạch định chính sách cần làm là giải đáp 3 câu hỏi: Làm thế nào để tạo dư địa đồng thời đảm bảo bền vững tài khóa? Làm thế nào để chi tiêu công gắn kết tốt nhất với các ưu tiên quốc gia? Làm thế nào để tăng cường trách nhiệm giải trình về kết quả?
Tăng thu để củng cố tài khóa
Đưa ra những khuyến nghị cho mục tiêu tạo dư địa tài khóa, ông Sebastian Eckardt – chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho biết, trước hết cần thiết phải tăng cường huy động nguồn thu và hành thu. Cụ thể hơn, chuyên gia này nhấn mạnh một số chính sách: Ổn định và tăng dần tỷ lệ thu trên GDP nhằm góp phần củng cố tình hình tài khóa; tăng cường thuế gián thu qua cải cách thuế GTGT và thuế TTĐB; rà soát, từng bước hợp lý hóa các hình thức miễn giảm, ưu đãi thuế nhằm mở rộng cơ sở thu từ thuế cho thuế TNDN, làm cho môi trường thuế trở nên công bằng hơn; tăng cường quản lý thuế nhằm đẩy mạnh hành thu cũng như giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế.
Một phương án nữa mà ông Sebastian Eckardt lưu ý là việc đảm bảo bền vững tài khóa thông qua củng cố tình hình tài khóa nhằm ổn định và sau đó là từng bước giảm nợ công qua kết hợp cân đối giữa các biện pháp thu và chi. Ngoài ra, tối ưu hóa chi phí và kỳ hạn nợ công, bao gồm cả đẩy mạnh giải ngân ODA trong ngắn hạn và tìm kiếm các nguồn vốn thay thế khác ở cả trong và ngoài nước; tăng cường quản lý rủi ro tài khóa; phối hợp chặt chẽ giữa quản lý nợ với quản lý ngân quỹ, quản lý tài sản. Cùng với đó, việc nâng cao hiệu suất chi tiêu với việc giảm tỷ lệ chi trên GDP, duy trì mức đầu tư như hiện nay nhưng tập trung vào xác định ưu tiên, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, hạn chế tăng chi thường xuyên bao gồm cả chi lương, nâng cao hiệu suất và sắp xếp lại nguồn lực trong các lĩnh vực chính.
Bàn về câu hỏi thứ hai, bà Vũ Hoàng Quyên – chuyên gia cao cấp của WB cho rằng: Tỷ trọng chi đầu tư của Việt Nam hiện nay đang có xu hướng giảm dần với sự chuyển dịch trong cơ cấu đầu tư công giữa Trung ương và địa phương do mức độ phân cấp ngày càng tăng. 77% của chi đầu tư là do địa phương thực hiện. Đầu tư của Trung ương giảm ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn lực thực hiện các dự án, mục tiêu quan trọng của quốc gia. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư được quyết định bởi địa phương cao có thể dẫn đến đầu tư dàn trải, giảm hiệu suất. Hơn thế nữa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu tốt về dịch vụ công (giao thông, y tế, giáo dục,…) nhưng vẫn còn cơ hội nâng cao hiệu suất chi tiêu trong nhiều lĩnh vực. Như vậy, theo bà Quyên, để chi tiêu công gắn kết tốt nhất với các ưu tiên quốc gia, trước hết phải nâng cao công bằng và khuyến khích phân bổ nguồn lực như nghiên cứu đề xuất cơ chế phân chia nguồn thu, cân nhắc áp dụng thận trọng việc tăng tự chủ thu tại một số địa phương, từng bước chuyển đổi trọng tâm bổ sung có mục tiêu từ đầu vào sang kết quả đầu ra, thực hiện phân tích sâu hơn về tác động của chi tiêu theo ngành, tác động của các chính sách xã hội hóa đối với người nghèo. Cũng theo bà Quyên, Việt Nam cần hạn chế mức độ tham vọng của các kế hoạch đầu tư công theo khả năng chi trả của Chính phủ trong tầm nhìn trung hạn; xử lý kịp thời bất cập của hệ thống ngân sách kép qua việc từng bước hài hòa và thống nhất quy trình ngân sách đầu tư và thường xuyên. Những giải pháp này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc tăng cường gắn kết giữa ngân sách và kế hoạch đặt ra.
Mở rộng tiếp cận thông tin ngân sách
Để cải cách chi tiêu công thành công, việc áp dụng các biện pháp chính sách để cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả là quan trọng, song, sự minh bạch và trách nhiệm của cơ quan quản lý cũng là một phần cần được cân nhắc thay đổi.
Nhìn từ góc độ này, ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính đánh giá: Việc cải cách quản lý tài chính công đã có nhiều tiến triển tích cực trong 10 năm qua. Khuôn khổ pháp lý đã hoàn thiện toàn diện với 8 bộ luật được thông qua hoặc sửa đổi trong các lĩnh vực về NSNN (2015), đầu tư công (2014), quản lý nợ công (2009), quản lý tài sản công (2008), kế toán (2015), kiểm toán (2005, 2015), đầu tư vốn Nhà nước tại DN (2014), DN (2005, 2014). Hạ tầng quản lý và cơ cấu tổ chức cũng được tăng cường. Các cơ quan kế hoạch và tài chính tại một số bộ, ngành, địa phương đã được hợp nhất. Hệ thống thông tin quản lý được xây dựng để hỗ trợ các hoạt động quản lý tài chính công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó, ông Hưng cho rằng, còn nhiều vấn đề cần tiếp tục cải cách, hoàn thiện. Có thể kể đến sự thiếu gắn kết giữa báo cáo dự toán, thực hiện và quyết toán ngân sách; sự không đồng nhất trong phân loại ngân sách giữa các khâu trong chu trình ngân sách và không nhất quán với các chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, mối quan hệ giữa ngân sách, các quỹ ngoài ngân sách và các DNNN chưa rõ ràng; hệ thống kế toán chưa phản ánh được bức tranh đầy đủ và đúng đắn về tình hình tài khóa,…
Để giải quyết những bất cập này, việc mở rộng khả năng tiếp cận thông tin ngân sách chất lượng để phục vụ tốt hơn cho Chính phủ, DN và người dân là hết sức cần thiết. Động thái này cần hướng tới mục tiêu là cải thiện việc xây dựng và cung cấp thông tin tài chính chất lượng cao cho nhiều đối tượng sử dụng dữ liệu. Về mặt quy định, Luật NSNN 2015 đã có yêu cầu tăng cường minh bạch và công khai thông tin ngân sách. Về mặt kỹ thuật, hiện nay, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách TABMIS đã đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác và minh bạch liên quan đến kế toán, quyết toán và báo cáo ngân sách. Tới đây, sau khi Hệ thống thông tin quản lý tài chính Chính phủ (GFMIS) được hoàn thành, các dữ liệu cơ sở về thu, chi, tài sản có, tài sản nợ,… sẽ được tích hợp đầy đủ để cung cấp kịp thời các công cụ phân tích cần thiết. Khi đó, việc cần làm là mở rộng đối tượng khai thác và sử dụng các Hệ thống nói trên để có thêm đầu mối giám sát.
Mặt khác, theo Vụ trưởng Vụ NSNN, cần phải tăng cường trách nhiệm giải trình và báo cáo theo hiệu quả hoạt động; từng bước triển khai lập ngân sách theo đầu ra tại các cơ quan/đơn vị phù hợp; tăng cường năng lực về kiểm toán hiệu quả hoạt động; đảm bảo nhất quán từ khâu dự toán đến quyết toán; hợp nhất dữ liệu kế toán của các đơn vị khu vực công trong báo cáo tài chính hợp nhất của Chính phủ,… Làm được điều đó sẽ góp phần tăng cường minh bạch và mức độ toàn diện của ngân sách nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình về kết quả và giám sát hiệu quả hoạt động của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Tin liên quan
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics