Có thể điều chỉnh room tín dụng nhưng mức tăng sẽ phân hóa giữa các ngân hàng
Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Gần 3 tháng triển khai, mới có 550 khách hàng được vay | |
Doanh nghiệp lo cạn vốn khi ngân hàng vẫn bị siết room tín dụng | |
Lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc room tín dụng? |
Ngân hàng tham gia hỗ trợ tổ chức tín dụng yếu kém có thể được nới room tín dụng cao hơn mặt bằng chung. Ảnh: Internet |
NHNN đã "bật đèn xanh"
Theo số liệu mới nhất từ NHNN, tăng trưởng tín dụng đến ngày 26/7 đạt 9,42%. Như vậy, với mục tiêu tăng trưởng 14%, trong hơn 5 tháng cuối năm, theo tính toán, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế còn có thể tăng thêm gần 4,6%, tương đương quy mô khoảng 478.000 tỷ đồng.
Tại cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và doanh nghiệp mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo được các mục tiêu: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát và bảo đảm an toàn hoạt động cho các ngân hàng. Vì thế, thời gian tới, NHNN sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại.
Có thể thấy, lãnh đạo NHNN đã có ý “bật đèn xanh” về khả năng điều chỉnh room tín dụng cho một số ngân hàng từ nay cho tới cuối năm. Bởi từ tháng 6/2022, nhiều ngân hàng đã lên tiếng về việc sắp cạn room tín dụng, trong khi còn phải triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch.
Trong đó, gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với quy mô 40.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước trong vòng 2 năm từ 2022-2023 được các ngân hàng ước tính sẽ dành khoảng 800.000 tỷ đồng dư nợ cho vay trong năm nay để giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp đủ điều kiện. Sang năm 2023, dư nợ dự kiến được hỗ trợ lãi suất vào khoảng 1,2 triệu tỷ đồng.
Do vậy, với việc tín dụng chỉ còn được tăng trưởng chưa đến 500.000 tỷ đồng trong nửa cuối năm thì nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng NHNN nước phải tăng hạn mức tín dụng lên 15-16% cho năm nay.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Cấn Văn Lực cho rằng, NHNN nên cân đối lại, tính toán lại vấn đề tăng trưởng tín dụng, bởi nhu cầu tín dụng năm nay tăng mạnh là do nền kinh tế phục hồi, cơ hội kinh doanh dồi dào. "Dòng tiền hai năm vừa qua đổ mạnh vào thị trường chứng khoán, đầu cơ bất động sản thì giờ đã quay trở lại với đời sống sản xuất kinh doanh nên đã chất lượng hơn, không có gì đáng lo về sự tăng trưởng mạnh của tín dụng nửa đầu năm. Tôi kỳ vọng chậm nhất là đầu quý 4, NHNN sẽ nới room tín dụng”, TS. Cấn Văn Lực nhận định.
Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng qua các năm. Biểu đồ: H.Dịu |
Mức nới room sẽ có sự phân hóa
Báo cáo cập nhật vĩ mô vừa công bố của Công ty Chứng khoán VNDirect kỳ vọng NHNN sẽ nâng "trần" tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại từ cuối quý 3 năm nay. Dòng vốn tín dụng sẽ được ưu tiên cho sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực như công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, nông lâm nghiệp, thủy sản. Ngoài ra, NHNN sẽ kiểm soát cẩn trọng dòng tín dụng vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán và các dự án BOT.
Tương tự, báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI cũng nhận định, thời gian tới có thể là thời điểm thích hợp để NHNN cân nhắc việc nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Tuy vậy, các chuyên gia của SSI cho rằng, mức tăng sẽ không mạnh và phân hóa giữa các ngân hàng, mức điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng.
Theo bà Lưu Thị Thảo, Phó Tổng giám đốc VPBank, room tín dụng hiện là vấn đề của rất nhiều ngân hàng trong hệ thống. Bà Thảo kỳ vọng quyết định của NHNN về việc phân bổ room tín dụng cho các ngân hàng thương mại sẽ sớm được thông qua và công bố.
Giới phân tích cho rằng, các tiêu chí xét duyệt tín dụng của NHNN có thể kể đến như mức độ dồi dào vốn chủ sở hữu (hệ số an toàn vốn CAR), năng lực quản trị rủi ro thể hiện qua việc tuân thủ các chuẩn mực Basel II, Basel III, IFRS 9… và mức độ hỗ trợ NHNN thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội như miễn giảm lãi suất và phí, tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém…
Với những tiêu chí này, một số công ty chứng khoán đưa ra nhận định: MB, Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, VPBank, ACB, TPBank... là những ngân hàng có hệ số an toàn vốn cao và mô hình quản trị rủi ro tốt. Hơn nữa, Vietcombank, VietinBank, BIDV cũng là 3 ngân hàng có sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế theo lời kêu gọi của NHNN trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Do đó, những ngân hàng này sẽ được NHNN xem xét cấp hạn mức tín dụng cao hơn trung bình ngành trong dài hạn.
Ngoài ra, một số ngân hàng như: Vietcombank, MB, VPBank và mới đây là HDBank có thể được nới room cao hơn mặt bằng chung khi có kế hoạch nhận chuyển giao, hỗ trợ một tổ chức tín dụng yếu kém.
Tuy vậy, cũng về vấn đề này, đại diện Agribank lại cho rằng, các ngân hàng thương mại nên kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, nếu không sẽ gây ra cuộc đua tăng lãi suất huy động, từ đó tăng lãi suất cho vay, tăng lạm phát.
Tin liên quan
Tạo cơ chế để không "bó cứng" các ngân hàng có vốn nhà nước
19:47 | 26/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề nghị đánh giá kỹ tác động, hiệu quả việc bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank
16:23 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng trưởng tích cực, nhưng cần thêm vốn
20:43 | 20/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK