Facebook Twitter youtube Tiktok

Chuyên gia kinh tế nói gì về quyết định tăng giá điện của EVN?

Theo các chuyên gia kinh tế, điện cần cho mọi ngành kinh tế cũng như cuộc sống của nhân dân. Do đó, việc tăng giá điện sẽ có tác động đến mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Lo giá điện tăng Tăng giá điện và câu hỏi về tác động tới chỉ số giá tiêu dùng Giá điện tăng 4,8% mỗi kWh

Sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính về tác động của việc tăng giá điện thêm 4,8% từ ngày 10/5/2025, TS. Lê Quốc Phương – nguyên Phó giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp – thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, điện cần cho mọi ngành kinh tế cũng như cuộc sống của nhân dân. Do đó việc tăng giá điện sẽ có tác động đến mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Chuyên gia kinh tế nói gì về quyết định tăng giá điện của EVN?
Theo TS. Lê Quốc Phương: giá điện tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh

Theo đó, giá điện tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh, từ đó tăng giá thành của hàng hóa và dịch vụ kéo theo sự gia tăng giá cả hàng hóa. Giá điện tăng cũng sẽ làm chi phí sinh hoạt của người dân tăng lên. Cuộc sống của người lao động và người thu nhập thấp sẽ khó khăn hơn, đặc biệt là vào mùa hè khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Cuối cùng, giá điện tăng sẽ đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ (theo tính toán của Bộ Tài chính, giá điện tăng 5% sẽ kéo CPI tăng 0,17%).

Theo PGS, TS. Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), dù việc tăng giá điện từ ngày 10/5/2025 là bước đi mang tính kỹ thuật theo cơ chế thị trường và yêu cầu tài chính của ngành điện, quyết định này lại có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế – xã hội, đặt ra nhiều thách thức trong điều hành lạm phát, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống dân cư và định hình chiến lược năng lượng dài hạn. Cụ thể như sau:

Một là, tác động tới lạm phát và chi phí sinh hoạt. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, đợt tăng giá điện lần này sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 0,09 điểm phần trăm. Tuy chưa tạo cú sốc tức thì nhưng việc giá điện được điều chỉnh theo quý (mỗi lần tăng từ 2% trở lên) cho thấy nguy cơ tích tụ áp lực lạm phát là rõ ràng, đặc biệt trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng khác (xăng dầu, thực phẩm, học phí...) cũng đang trên đà tăng. Với mỗi hộ gia đình, chi phí tiền điện có thể tăng thêm từ 4.350 đồng đến 62.150 đồng/tháng tùy mức tiêu thụ.

"Đây là con số không nhỏ đối với các hộ thu nhập trung bình – thấp. Trong khi đó, nhóm hộ nghèo và đối tượng chính sách hiện được hỗ trợ 59.520 đồng/tháng tương ứng 30 kWh – mức hỗ trợ tuy có ý nghĩa, nhưng vẫn thấp hơn chi phí phát sinh thực tế", PGS, TS. Ngô Trí Long nêu quan điểm.

Chuyên gia kinh tế nói gì về quyết định tăng giá điện của EVN?
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Giá điện tăng tạo gánh nặng chi phí đè nặng khả năng phục hồi của doanh nghiệp

Hai là, tạo gánh nặng chi phí đè nặng khả năng phục hồi. Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sử dụng điện lớn như: luyện kim, xi măng, hóa chất, khai thác khoáng sản, thực phẩm đông lạnh... đang đối diện với vòng xoáy chi phí leo thang.

"Trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn do nhu cầu thế giới suy yếu, biên lợi nhuận mỏng thì việc giá điện tăng tiếp tục bào mòn sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế", chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói.

Chuỗi cung ứng nội địa cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng. Khi chi phí sản xuất tăng, giá hàng hóa đầu ra buộc phải điều chỉnh theo, dẫn đến hệ quả ngược trở lại là áp lực lạm phát đầu vào và tiêu dùng nội địa suy giảm. Tác động này kéo dài có thể cản trở quá trình phục hồi sản xuất – kinh doanh sau đại dịch.

Ba là, thay đổi hành vi tiêu dùng và nguy cơ bất bình đẳng năng lượng. Một mặt tích cực của việc tăng giá là người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm điện hơn, chuyển sang dùng thiết bị hiệu suất cao, hạn chế tiêu thụ vào giờ cao điểm.

Theo ông Long, "đây là tín hiệu tích cực cho chuyển đổi hành vi năng lượng bền vững. Tuy nhiên, với nhóm người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, nơi chưa tiếp cận được công nghệ tiết kiệm điện thì mức tăng giá sẽ kéo theo suy giảm chất lượng sống và gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận năng lượng".

Ngăn chặn "té nước theo mưa" theo tăng giá điện

Theo TS. Lê Quốc Phương, để có thể giảm thiểu tác động của việc tăng giá điện, việc điều chỉnh giá điện là cần thiết song cần có lộ trình hợp lý, tránh tạo gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp và người dân cần triệt để thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện. Ngành điện lực thực hiện các biện pháp giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, như giảm chi phí thường xuyên, chi phí sửa chữa, vận hành tối ưu hệ thống điện, phát huy tối đa các nhà máy điện có chi phí thấp, huy động tối đa nguồn điện giá rẻ.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện các biện pháp kiểm soát giá chặt chẽ, tránh hiện tượng "té nước theo mưa" trong việc tăng giá điện. Đặc biệt, công tác thông tin truyền thông phải đảm bảo thông tin một cách hiệu quả, rõ ràng về các chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

"Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo và hộ chính sách", TS. Phương nói.

Trong khi đó, nhìn nhận dưới góc độ an ninh năng lượng, theo PGS, TS. Ngô Trí Long, cần một chiến lược năng lượng công bằng, minh bạch và hiệu quả. Theo chuyên gia kinh tế này, cần công khai cấu trúc giá điện và chi phí đầu vào theo từng loại hình (thủy điện, than, khí, năng lượng tái tạo...) để tạo điều kiện giám sát xã hội.

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh lộ trình thị trường điện cạnh tranh, nhất là thị trường bán buôn và tiến tới bán lẻ, nhằm tăng tính minh bạch và giảm độc quyền. Phát triển hạ tầng truyền tải – lưu trữ và ưu tiên đầu tư điện tái tạo nội địa, nhất là điện gió ngoài khơi, thủy điện nhỏ và điện mặt trời áp mái kết hợp lưu trữ.

Xem xét thành lập Quỹ bình ổn điện năng hoặc Quỹ hỗ trợ năng lượng cho người thu nhập thấp, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Bởi, giá điện không chỉ là công cụ tài chính hay đầu vào sản xuất, mà là yếu tố then chốt trong điều hành vĩ mô, ổn định đời sống và định hướng phát triển bền vững.

“Mọi điều chỉnh giá điện, dù là nhỏ, đều cần đặt trong tổng thể cân bằng giữa mục tiêu thị trường, khả năng chi trả của người dân – doanh nghiệp và yêu cầu chuyển dịch năng lượng”, ông Long chia sẻ nhận định của mình với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính.

Do vậy, theo vị chuyên gia kinh tế này, cần cái nhìn toàn diện và dài hạn trong điều hành giá điện. Chỉ khi đi cùng cải cách thể chế thị trường điện, tăng cường minh bạch chi phí và phát triển nguồn điện sạch, ổn định – việc tăng giá điện mới trở thành bước tiến cần thiết, thay vì trở thành “gánh nặng luân chuyển” giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

Lê Vân

Tin liên quan

Giá điện tăng 4,8% mỗi kWh

Giá điện tăng 4,8% mỗi kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo giá bán lẻ điện bình quân (giá điện) tăng từ 2.103,11 đồng/kWh lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa gồm thuế GTGT), tương đương mức tăng 4,8%.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Công văn số 1265/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố, có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả

Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 2657/BYT-ATTP về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả.
Xu hướng tiêu dùng ngày càng thiết thực: Doanh nghiệp cần làm gì?

Xu hướng tiêu dùng ngày càng thiết thực: Doanh nghiệp cần làm gì?

Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động và những nỗ lực phục hồi trong nước, người tiêu dùng đang có xu hướng tập trung chi tiêu vào các nhóm hàng hóa và dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho cuộc sống. Vậy, các doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân khách hàng?
Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống đẩy CPI tháng 4 tăng nhẹ

Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống đẩy CPI tháng 4 tăng nhẹ

Theo báo cáo của Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng.
Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Ngày 6/5, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ban hành văn bản số 960/ATTP-NĐTT về việc hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo

Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị này đã có văn bản gửi các doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu rà soát sản phẩm và hoạt động quảng cáo sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 2/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Đó là hai mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Dáng xuân Phục linh Gold" và "Best Slim Collagen". Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thu hồi các sản phẩm này.
Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh báo thủ đoạn dụ dỗ lừa đảo trên không gian mạng

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo về hành vi tội phạm tiếp cận người dân đã tham gia, đăng tin, bài trên các hội nhóm, website mua bán, cho thuê bất động sản sau đó dụ dỗ tham gia đầu tư tài chính, sàn chứng khoán, tiền ảo trên không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Cần chấm dứt việc lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành, đảm bảo tính tổng thể, nhất quán và dễ thực hiện khi triển khai thực hiện.
Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Bằng thủ đoạn mua nguyên liệu từ các đối tượng không rõ lai lịch, đối tượng chủ mưu thuê in vỏ hộp, giấy hướng dẫn sử dụng, đóng gói bán ra thị trường lượng lớn tân dược giả.
Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Cám gạo và cám gạo chiết ly nằm trong 4 mặt hàng nông sản vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường ký Nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).
Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia vừa tổ chức thành công lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hải quan”
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý I/2025, với cán cân thương mại ở mức khá cân bằng.
Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Số lượng chi cục hải quan ở các địa phương được giữ nguyên 20 Chi cục và điều chỉnh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, đồng thời đổi tên Chi cục Hải quan khu vực, thành Hải quan khu vực.
(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tính đến 15/4, cả nước có 6 nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Phiên bản di động