Tăng giá điện và câu hỏi về tác động tới chỉ số giá tiêu dùng
Sau điều chỉnh, giá bán lẻ điện cho kinh doanh cao nhất là 4.724 đồng/kWh | |
Giá điện bán lẻ tăng 3% | |
Việc điều chỉnh giá điện cần được tính toán, cân nhắc tác động đến lạm phát |
Giá điện tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng vẫn đang trong tầm kiểm soát. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2023 của cả nước giảm 0,34% so với tháng trước, tăng 2,81% so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân 4 tháng đầu năm 2023, CPI cả nước tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân được đưa ra chủ yếu là do chỉ số giá nhóm giáo dục, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch, giá các mặt hàng thực phẩm, giá điện sinh hoạt, giá gạo trong nước tăng.
Từ ngày 4/5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông báo điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng ở mức 3% so với giá điện bán lẻ hiện hành. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Theo lý giải của EVN, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 từ Bộ Công Thương cho thấy, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đ/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294 tỷ đồng.
Tuy vậy, điện được dùng trong hầu hết hoạt động và tiêu dùng của nền kinh tế, vì vậy tăng giá điện được nhận định sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giảm chi tiêu dùng của hộ gia đình. Vì thế, mức điều chỉnh 3% này khiến dư luận đặt ra câu hỏi về tác động đến chỉ số giá tiêu dùng trong các tháng còn lại của năm, nhất là khi thị trường nước ta thường xảy ra hiện tượng “té nước theo mưa”, đẩy các chi phí liên quan tăng theo. Hơn nữa, hiện cả nước đang là cao điểm nắng nóng, nên sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và doanh nghiệp.
Theo tính toán, nếu hộ tiêu dùng 50 kWh/tháng phải chi thêm 2.550 đồng, nếu hộ tiêu dùng 400 kWh/tháng phải chi thêm 35.600 đồng/tháng.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho rằng, mức điều chỉnh này lá khá thấp so với chi phí sản xuất điện. Giá điện tăng 3% thì tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp vòng 1 là 1,099%, tác động lan tỏa vòng 2 là 0,18%. Nếu xem xét tác động đến giá thành sản phẩm của những ngành sử dụng nhiều điện thì ngành thép sẽ tăng 0,18%, xi măng tăng 0,45%, dệt may tăng 0,4%...
Tuy nhiên, ông Thỏa cho rằng, đây là con số về lý thuyết, mức tăng thực tế còn tùy thuộc vào sự chấp nhận của thị trường, cung cầu và hiệu quả của các giải pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát và các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Cũng về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4,5% vẫn đang thực hiện được, trong tầm kiểm soát theo đúng lộ trình nên ảnh hưởng từ tăng giá điện là không đáng lo, dù một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện sẽ bị ảnh hưởng.
“Vào tháng 7 tới, cùng với việc thực hiện tăng lương cơ sở thì việc tăng giá điện có thể có tác động, nhưng chỉ số lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhất là khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường hiện nay không lớn”, TS. Độ nhấn mạnh.
Mặc dù không có nhiều lo ngại, nhưng dự báo có thể một số lĩnh vực, dịch vụ “ăn theo” tăng giá điện nên ông Nguyễn Tiến Thỏa khuyến nghị cơ quan quản lý cần có chính sách bình ổn giá, nghiêm túc với việc công khai, minh bạch giá để tránh việc giá điện tăng bao nhiêu thì doanh nghiệp tăng bấy nhiêu.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, giá điện tăng sẽ buộc các tổ chức kinh tế và hộ gia đình phải điều chỉnh, cơ cấu lại chi phí, thực hành tiết kiệm điện. Đồng thời, đây cũng là cơ hội thúc đẩy quá trình đầu tư chuyển đổi năng lượng xanh, nhất là khi đây là lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài.
Trong văn bản trả lời cử tri mới đây về các giải pháp bình ổn giá, Bộ Tài chính nhấn mạnh, nước ta đang thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Do vậy, theo Bộ Tài chính, Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả qua các biện pháp kinh tế vĩ mô và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường hoặc khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
Tin liên quan
CPI 11 tháng tăng 3,69%
15:17 | 07/12/2024 Kinh tế
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics