Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
![]() |
Ngành da giày, dệt may vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Ảnh: H.Dịu |
Vẫn tập trung gia công
Theo nhiều chuyên gia, xuất nhập khẩu hàng dệt may, da giày của Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan trong những tháng tới, một mặt do yếu tố chu kỳ, nhu cầu hàng hóa thường tăng mạnh vào cuối năm; mặt khác, kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều tăng. Đáng mừng là nhiều doanh nghiệp dệt may hiện đã có đơn hàng đến cuối năm 2024 và đang đàm phán đơn hàng đầu năm 2025. Với ngành da giày cũng đang dần hồi phục với lượng đơn hàng tăng rõ nét.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, dệt may và da giày là hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng qua các năm, mức tăng bình quân trên 10%/năm, tạo ra gần 5 triệu công ăn việc làm, chiếm 22% lao động ngành công nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến 15/9, xuất khẩu dệt may đạt 25,57 tỷ USD, tăng 7,75% so với cùng kỳ 2023. Xuất khẩu ngành da giày đạt 18,44 tỷ USD, tăng 11,28% so với cùng kỳ 2023, trong đó xuất khẩu giày dép đạt 15,57 tỷ USD, tăng 11,6%; xuất khẩu túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù đạt 2,87 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ 2023. T.Bình |
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may, da giày chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, nhưng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế. Hơn 60% giá trị xuất khẩu dệt may thuộc doanh nghiệp FDI dù chỉ chiếm 24% số lượng doanh nghiệp; trong khi ngành da giày doanh nghiệp FDI chiếm gần 80% về kim ngạch xuất khẩu và chỉ chiểm gần 30% về số lượng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, ngành dệt may, da giày Việt Nam vẫn tập trung ở khâu gia công, tạo giá trị gia tăng thấp. Nguồn nguyên, vật liệu và phụ kiện chủ yếu nhập khẩu từ thị trường ngoài nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN khác.
Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu có thể gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển chung của toàn ngành thời gian tới. Hiện nhiều quốc gia hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đang đặt ra các quy định khắt khe về kiểm soát nguồn cung. Điều này bắt buộc sản phẩm đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối cao. Hơn nữa, việc áp dụng quy định về quy tắc xuất xứ nêu trong các Hiệp định thương mại tự do (như EVFTA) để mặt hàng dệt may, da giày tận dụng lợi thế về miễn giảm thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đang tác động lớn cho doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI sản xuất hướng tới xuất khẩu tại Việt Nam. Do đó, việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày là rất cần thiết.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Bùi Minh Phượng, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần PND toàn cầu cho biết, từ quý 2/2024, đơn hàng của doanh nghiệp đã tăng lên và dự báo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn cuối năm có thể tăng gấp 3 lần so với đầu năm. Kết quả xuất khẩu năm 2024 của doanh nghiệp có thể tăng 25% so với kế hoạch.
Một trong những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp dệt may là nhân công giảm nhiều sau dịch Covid-19. Để khắc phục, doanh nghiệp nỗ lực đàm phán, bảo đảm đơn hàng và hỗ trợ người lao động bằng các chế độ ưu đãi. “Hiện nay, chúng ta chưa chủ động nguồn cung nguyên, phụ liệu, dù trong nước đã có nhà cung cấp vải, song còn nhỏ lẻ, không bảo đảm yêu cầu thị trường. Điều này khiến đơn hàng nhiều, song đơn giá thấp, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp rất nhỏ. Nếu Bộ Công Thương sớm thành lập trung tâm nguyên, phụ liệu, doanh nghiệp sẽ chủ động nguồn cung và tiết giảm thời gian, chi phí vận chuyển khá nhiều. Từ đó có lợi thế cạnh tranh về đơn giá hơn, doanh nghiệp cũng có thể triển khai định hướng xây dựng thương hiệu của riêng mình để có giá trị gia tăng cao hơn hiện nay”, bà Bùi Minh Phương chia sẻ.
Cần thiết phát triển nguồn nguyên phụ liệu bền vững
Ở góc độ thị trường, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada lưu ý, một số chính sách sản xuất và nhập khẩu của Canada có thể có ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Canada đã đưa ra tham vấn về việc xây dựng lộ trình giải quyết chất thải nhựa và ô nhiễm từ ngành dệt may. Hàng năm, Canada nhập khẩu trung bình 10 tỷ USD các sản phẩm dệt may và dệt kim, riêng năm 2022 còn lên tới 12 tỷ USD và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường này (kim ngạch lên đến gần 1,6 tỷ USD năm 2023 và 1,8 tỷ USD năm 2022).
Dệt may là loại chất thải nhựa lớn thứ năm được gửi đến các bãi chôn lấp ở Canada. Là một phần trong kế hoạch toàn diện nhằm giảm chất thải nhựa và ô nhiễm, Chính phủ Canada đã đưa ra tham vấn để thu hút phản hồi về việc xây dựng lộ trình giải quyết ô nhiễm từ ngành dệt may theo hướng buộc các doanh nghiệp phải có các giải pháp thiết kế lại, tái sử dụng, sửa chữa và giữ cho hàng dệt may trong nền kinh tế tuần hoàn càng lâu càng tốt.
Từ thực tế các hoạt động hỗ trợ của các hiệp hội trong lĩnh vực dệt may, giày dép, thời trang cũng như thực tế các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn cung nguyên phụ liệu có khả năng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu về tính bền vững và trách nhiệm xã hội. Đối với việc thành lập trung tâm cung ứng của ngành, các hiệp hội trong ngành công nghiệp dệt may, da giày, thời trang cần căn cứ thực tiễn, dự báo xu hướng tương lai, xác định chức năng, vị trí mô hình của trung tâm cung ứng cho ngành thời trang đảm bảo trung tâm hình thành, hoạt động hiệu quả, có khả năng thích ứng với sự thay đổi rất nhanh của ngành này từ công nghệ, mô hình chuỗi sản xuất, quản lý cũng như các yêu cầu cao từ thị trường, người tiêu dùng, các quy định của các nước nhập khẩu.
Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 đã xác định dệt may – da giày là hai trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam. Để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, Bộ Công Thương cho rằng, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích lâu dài và bền vững hơn. Để làm được điều đó, không có cách nào khác là cần phải thúc đẩy phát triển hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch, có như vậy mới giúp các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo và nâng cao tính năng động, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần thiết thành lập Trung tâm nguyên phụ liệu phục vụ ngành thời trang. Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ động chuyển hình thức xuất khẩu cao hơn thay vì chủ yếu gia công, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trong nước phát triển, dễ rà soát nguồn gốc, phục vụ ngành thời trang trong nước trước khi vươn ra thế giới… Tuy nhiên, theo ông Cẩm, việc đề xuất thành lập trung tâm không phải là vấn đề mới, song đến nay việc triển khai vẫn chưa thành công. Đơn cử, một số doanh nghiệp đã đầu tư, xây dựng nguyên phụ liệu nhưng chưa thu được kết quả cao, có đơn vị phải đóng cửa sau một thời gian hoạt động.
Do vậy, từ kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, ông Trương Văn Cẩm kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, nguồn lực, đất đai giúp các doanh nghiệp ổn định đầu tư, chuyển giao công nghệ cũng như đẩy mạnh việc giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam (Lefaso) cũng nêu quan điểm, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững. Trong đó, giải pháp là xây dựng khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới sáng tạo ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương. Khi có trung tâm này, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy nội lực, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tin liên quan

Vinamilk & quỹ sữa dành tặng 500.000 hộp sữa đến trẻ em nhân dịp 50 năm Thống nhất đất nước
09:58 | 22/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

TP.HCM: Giao dịch bất động sản giảm 46% theo quý
09:54 | 22/04/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản Trung Trung Bộ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
15:59 | 21/04/2025 Nhịp sống thị trường

TPHCM mở phiên chợ Xanh - Tử tế
16:01 | 19/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế
15:49 | 19/04/2025 Nhịp sống thị trường

Hà Nội vắng bóng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng
10:21 | 18/04/2025 Nhịp sống thị trường

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
10:16 | 18/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Trước chính sách thuế của Mỹ cần theo dõi biến động của thị trường bất động sản
21:33 | 17/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel cùng GSMA lần đầu tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số
20:59 | 17/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá vàng trong nước và thế giới thi nhau lập đỉnh
20:27 | 17/04/2025 Nhịp sống thị trường

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
11:16 | 17/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ
09:52 | 17/04/2025 Nhịp sống thị trường

Đa dạng hóa thị trường, doanh nghiệp thực phẩm gia tăng đơn hàng xuất khẩu
20:46 | 16/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Vinamilk & quỹ sữa dành tặng 500.000 hộp sữa đến trẻ em nhân dịp 50 năm Thống nhất đất nước

TP.HCM: Giao dịch bất động sản giảm 46% theo quý

Chuyên gia hiến kế quản lý “lỗ hổng” trách nhiệm trong vụ sữa giả

Dễ dàng theo dõi nghĩa vụ thuế nhờ cài đặt ứng dụng eTax Mobile

16.165 cửa hàng bán lẻ xăng dầu kết nối tự động phát hành HĐĐT từng lần bán hàng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

Dễ dàng theo dõi nghĩa vụ thuế nhờ cài đặt ứng dụng eTax Mobile

16.165 cửa hàng bán lẻ xăng dầu kết nối tự động phát hành HĐĐT từng lần bán hàng

330 công chức Hải quan khu vực VI tham gia lớp học "Bình dân học vụ số"

Hải quan thu ngân sách 4 tháng ước đạt 137 nghìn tỷ đồng

Hải quan khu vực III chủ động nắm bắt, hỗ trợ doanh nghiệp FDI

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

Xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm trong quý 1

Đến 15/4, xuất nhập khẩu đạt gần 238 tỷ USD

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn

Hải quan khu vực IX: Liên tiếp bắt giữ hàng lậu

Đội Thuế liên huyện Thị xã Bỉm Sơn – Hà Trung công khai danh sách người nộp thuế nợ lớn

Bắt vụ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái

Chi cục Thuế khu vực IX công khai 42 tổ chức, cá nhân nợ thuế

Thêm 1 vụ nghi nhập lậu vàng bị bắt giữ tại sân bay Nội Bài

Đeo 4 kg dây chuyền vàng qua biên giới, lĩnh 12 năm tù

Tiền làm thêm giờ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu

Áp thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc
