Chính sách tiền tệ hiệu quả của Nhật Bản
Đồng yen đã bị định giá thấp quá mức vào năm 2022 |
Theo đó, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm được giữ ổn định ở mức khoảng 0%, đồng thời thực hiện một chính sách gọi là lãi suất âm, với mức lãi suất -0,1% được tính trên một phần nhỏ dự trữ vượt mức của các ngân hàng thương mại.
Nới lỏng số lượng lớn không còn là yếu tố chính trong chính sách tiền tệ của BOJ, ngoại trừ việc mở rộng bảng cân đối kế toán để đối phó với cuộc suy thoái do đại dịch gây ra trong giai đoạn 2020-2021. BOJ đã dừng hoặc thực hiện ngắt quãng các biện pháp điều tiết tiền tệ nhằm thu hẹp bảng cân đối kế toán, bao gồm hầu hết các hoạt động cho vay đối với các ngân hàng thương mại, tín phiếu kho bạc, quỹ giao dịch chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.
Tháng 7/2018, BOJ đã điều chỉnh linh hoạt mục tiêu lãi suất trái phiếu 10 năm bằng cách đưa ra tỷ lệ lãi lên xuống trong khoảng 0,2%. Tới tháng 3/2021, BOJ tiếp tục tăng cường tính linh hoạt cho lãi suất khi thông báo cho phép tăng lãi suất 10 năm từ 0 lên đến 0,25%. Trong bối cảnh Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) dẫn đầu xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu, tỷ lệ lạm phát hiện tại của Nhật Bản cho phép BOJ mở rộng phạm vi mục tiêu hơn nữa.
Kể từ tháng 4/2022, lạm phát tại Nhật Bản đã vượt quá mục tiêu ổn định 2% của BOJ, đạt 3% vào tháng 8/2022. Nhưng BOJ dường như quyết tâm duy trì hiện trạng. Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda nhấn mạnh tỷ lệ lạm phát cao chủ yếu là do giá hàng hóa toàn cầu, không phải do nhu cầu trong nước tăng.
Đồng yen đã bị định giá thấp quá mức vào năm 2022 do khoảng cách lãi suất kỳ hạn 10 năm giữa Mỹ và Nhật Bản ngày càng tăng. BOJ đã bảo vệ mức trần của mình bằng cách mua vào số trái phiếu trị giá hơn 16.000 tỉ yen (114 tỷ USD) vào tháng 6/2022. BOJ quan ngại sẽ giống như Australia và Hàn Quốc, việc tăng lãi suất cơ bản theo Mỹ cũng sẽ làm tăng lãi suất 10 năm giữa 3 quốc gia, nhưng không có khả năng ngăn chặn đồng yen mất giá.
Ngược lại với Nhật Bản, lạm phát ở Hàn Quốc cao hơn nhiều và đã vượt quá mục tiêu trung hạn 2% của ngân hàng trung ương đặt ra vào năm 2021. Tỷ lệ lạm phát là 5,7% vào tháng 8/2022 mặc dù đã giảm vừa phải từ 6,3% tháng trước đó.
Tháng 8/2021, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã bắt đầu tăng lãi suất cơ bản từ 0,5% lên 0,75%, và kể từ đó đã tăng lãi suất thêm 6 lần lên mức 2,5%. Lập trường chính sách tiền tệ của BOK phản ánh nhu cầu kiềm chế lạm phát cao và tránh bất kỳ sự giảm giá nào nữa của đồng won Hàn Quốc so với USD.
Giống như Hàn Quốc, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 5/2022. Năm 2010, RBA đã lần đầu tiên tăng lãi suất cơ bản từ 0,1 lên 0,3%. Kể từ đó, RBA đã tăng lãi suất cơ bản 4 lần và đạt 2,35% vào tháng 8/2022. Trong khi RBA chậm nâng lãi suất cơ bản mặc dù lạm phát đã vượt quá phạm vi mục tiêu 2-3% vào tháng 6/2021, tốc độ tăng lãi suất của RBA vẫn nhanh hơn nhiều so với BOK.
Với dự báo lạm phát tăng cao, hai ngân hàng trung ương này có khả năng sẽ sớm tiếp tục tăng lãi suất cơ bản. Ngày 21/9 vừa qua, FED đã tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 75 điểm cơ bản lên 3-3,25%.
BOJ đang thực hiện một cách tiếp cận khác với BOK và RBA mặc dù đồng yen đang được định giá quá thấp. Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia đều đang trải qua việc đồng tiền nội địa mất giá so với USD và lạm phát cao hơn do giá nhập khẩu tăng. Việc tăng lãi suất cơ bản đã không ngăn chặn sự sụt giảm tỷ giá hối đoái ở Hàn Quốc và Australia, vì vậy việc BOJ duy trì hiện trạng có thể là hợp lý chừng nào lạm phát của Nhật Bản vẫn ở mức khoảng 3%.
Tin liên quan
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Quốc
08:59 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga áp đặt các hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giải mã những lựa chọn nhân sự cho Nhà Trắng thời Donald Trump 2.0
09:52 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triển vọng cuộc gặp giữa lãnh đạo ba bên Mỹ-Nhật-Hàn bên lề Diễn đàn APEC 2024
09:40 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ
09:39 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics