Chính sách tài khoá hỗ trợ doanh nghiệp: Hy sinh "túi tiền" quốc gia đổi lấy "trái ngọt" phát triển kinh tế
Gói hỗ trợ miễn, giảm thuế: Sự đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp, người dân | |
Đẩy nhanh xây dựng, thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp | |
70% doanh nghiệp hài lòng với chính sách hỗ trợ |
Các doanh nghiệp tại Bình Dương nỗ lực duy trì sản xuất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty Kolon Việt Nam (Cụm công nghiệp Uyên Hưng, TX Tân Uyên). Ảnh: ST |
"Đau đầu" lựa chọn
Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có tới 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Đây là một con số rất đáng buồn, bởi lẽ nó đã tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều chuyên gia đã từng nói, khi hoạt động của nhiều doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn chắc chắn sẽ tác động ngay lập tức đến “sức khỏe” nền kinh tế bởi đây được ví như là "huyết mạch" của nền kinh tế. Hơn hết, kinh tế khó khăn đồng nghĩa với việc ảnh hưởng xấu tới cân đối thu, chi ngân sách nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước thời gian qua chịu tác động bởi các nhân tố chính như: tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với mục tiêu; điều chỉnh chính sách thu ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ứng phó với dịch bệnh; tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp chậm ảnh hưởng đến nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước... Tuy nhiên, trong bối cảnh này, trong điều kiện cần thêm nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế, giảm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trước tác động của dịch bệnh, thì vẫn phải làm nhiệm vụ về chi đầu tư phát triển, các khoản chi chế độ, chính sách cho con người, thậm chí còn tăng chi cho an sinh xã hội.
Đây là lúc lãnh đạo Nhà nước phải đứng trước sự lựa chọn giữa "cứu" người dân, doanh nghiệp và giữ gìn "túi tiền" quốc gia. Thực tế đã chứng minh, ngay từ thời gian đầu xảy ra dịch Covid-19 tại Việt Nam, nền kinh tế - xã hội trong nước đã bị ảnh hưởng tiêu cực. Chính phủ ngay lập tức đã chỉ đạo Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến thực tế, đồng thời thu thập, tổng hợp các giải pháp được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới; trên cơ sở rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để kịp thời đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ phù hợp. Trong 7 tháng qua, Bộ Tài chính triển khai toàn diện chính sách tài khóa linh hoạt, kết hợp giữa chính sách về miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, phí cũng như các gói hỗ trợ trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước theo chủ trương của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Các chính sách được triển khai kịp thời giúp giảm khó khăn cho các đối tượng chịu tác động cũng như hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô. Dù biết rằng, cắt giảm thuế, phí sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến “túi tiền quốc gia”, nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt, Bộ Tài chính luôn cân nhắc đề xuất các cấp có thẩm quyền chính sách ưu đãi thuế cho người dân và doanh nghiệp.
Sự nỗ lực lớn từ Chính phủ, Bộ Tài chính
Theo PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, bản thân Nhà nước cũng rất khó khăn. Chúng ta nhiều năm nay bội chi ngân sách, thêm áp lực từ dịch bệnh nữa, cho thấy những sự hỗ trợ của Nhà nước như vừa qua là rất đáng trân trọng.
“Tôi là doanh nghiệp, tôi cũng muốn Nhà nước giảm thuế nhiều hơn nữa. Nhưng Nhà nước cũng phải thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, nên để đưa ra được những chính sách hỗ trợ đó là sự cố gắng rất lớn, ông Lê Xuân Trường nhấn mạnh.
Về phía doanh nghiệp, thực tế đã chứng minh, cộng đồng doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn khi phải gồng mình duy trì chi trả lương cho công nhân, chi phí mua vắc xin chống dịch hay những thiệt hại do Covid-19 gây ra. Chính vì vậy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp là "vắc xin" hữu hiệu nhất đối với doanh nghiệp lúc này.
Tổng Thư kí Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Tô Hoài Nam nhận định, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh có thể nói là tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Theo khảo sát của Hiệp hội, đến 70% doanh nghiệp đánh giá là hài lòng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một điều, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn chứ không thể đóng vai trò quyết định. Vấn đề chính vẫn là năng lực nội tại của doanh nghiệp và khả năng phục hồi của nền kinh tế. Doanh nghiệp Việt Nam cũng thấu hiểu điều đó nên nhiều đơn vị cũng đã có những phương án chủ động. Đây là một tín hiệu tốt”, ông Tô Hoài Nam chia sẻ.
Có thể khẳng định rằng, với việc ban hành các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ, Bộ Tài chính mong muốn tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp vượt khó, chèo chống giữa cơn “sóng dữ”. Những hỗ trợ về chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ góp phần “nhấc gánh nặng khỏi đôi vai doanh nghiệp”, hỗ trợ vượt qua khó khăn. Điều đó sẽ được đổi lại là “quả ngọt” khi nền kinh tế hồi phục, có tăng trưởng, thu ngân sách được đảm bảo.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK