Chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp đã đi vào thực tiễn
Ông Chu Tiến Dũng (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM |
Ông có thể cho biết thực trạng hoạt động của các DN tại TPHCM từ đầu năm tới nay?
- Mỗi loại hình DN lại chịu một tác động khác nhau từ dịch Covid-19. Một số DN đã nhanh nhạy, biến thách thức thành cơ hội để tái cấu trúc lại sản xuất, quản trị, sản phẩm, thị trường, ứng dụng mạnh giải pháp số, công nghệ số để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhóm DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT, công nghệ cao do kinh doanh dựa trên nền tảng số, lao động trình độ cao, ít thâm dụng lao động, thâm dụng mặt bằng đã tận dụng được cơ hội để sản xuất các thiết bị công nghệ cao phục vụ phòng chống dịch, sản xuất các thiết bị y tế như máy trợ thở, robot phục vụ trong bệnh viện, cung cấp dịch vụ và môi trường làm việc trực tuyến, dịch vụ số nên tiếp tục có nhiều cơ hội phát triển hiện tại và tương lai.
Nhóm DN hoạt động trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, chế biến nông sản, do nhu cầu thị trường về các sản phẩm thiết yếu tăng cao nên đã tận dụng được cơ hội để sản xuất hết công suất, đầu tư đổi mới công nghệ, đưa ra thêm nhiều sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm công nghệ chế biến nông sản vừa giúp tháo gỡ khó khăn cho nông dân, vừa tăng thời gian bảo quản, nâng cao giá trị sản phẩm XK… nên có sự tăng trưởng cao trong quý I/2020 và sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội phát triển.
Một số nhóm DN trong lĩnh vực dệt may chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ cho y tế phục vụ trong nước và hiện đang cung ứng XK. Đây vẫn là cơ hội và tiếp tục có tiềm năng thị trường nhu cầu lớn tại các nước mà dịch bệnh đang hoành hành.
Phần lớn các DN còn lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong đó các nhóm DN như: Du lịch, dịch vụ, lưu trú, vận tải, trung tâm thương mại, y tế, giáo dục… phải ngừng hoạt động để phòng chống dịch trong thời gian qua, hiện nay đang hoạt động trở lại theo lộ trình. Các DN hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh trọng điểm của thành phố như cơ khí, điện, cao su, nhựa, công nghiệp hỗ trợ, đồ gỗ, dệt may, da giày… không phân biệt quy mô đều trong tình trạng đã cạn kiệt các nguồn lực kinh doanh, thiếu nguyên liệu đầu vào sản xuất, XK bị đình trệ, giảm đơn hàng, chậm thanh toán, dòng tiền kinh doanh bị đứt gẫy, nguy cơ mất tính thanh khoản cao. Từ đó, quy mô sản xuất bị thu hẹp, người lao động phải ngừng việc ngày càng cao và trên quy mô rộng.
Dự báo sang quý II sẽ suy giảm nghiêm trọng, số lượng DN phải ngừng sản xuất, phá sản nguy cơ tăng cao. Theo khảo sát của Hiệp hội thì chỉ có 21% DN tham gia khảo sát trả lời tiếp tục cầm cự được đến hết tháng 5; 12% DN tiếp tục duy trì đến hết tháng 6/2020; 12% DN có khả năng duy trì đến hết tháng 9/2020; 2% DN trả lời có thể duy trì được đến cuối năm. Đặc biệt 19% DN cho biết có thể bị phá sản trong quý II và 34% số DN không xác định được tồn tại đến khi nào.
Chính phủ đã đưa ra các gói chính sách để hỗ trợ DN. Việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của các DN như thế nào, thưa ông?
- Qua kết quả khảo sát của Hiệp hội về việc tiếp cận các gói chính sách hỗ trợ của Chính phủ đưa ra trong thời gian qua, 73% DN cho biết có biết đến chính sách nhà nước gia hạn nộp thuế, gia hạn nộp tiền thuê đất và 31% số DN đã tiếp cận; 53% DN biết đến chính sách ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay… và 28% đã tiếp cận; 58% DN biết đến chính sách tạm dừng đóng BHXH, phí công đoàn và 17% đã tiếp cận; 63% DN biết đến chính sách trợ cấp đối với người lao động ở các DN và 8% đã tiếp cận; 58% biết đến chính sách DN được vay tiền trả lương người lao động và 34% đã tiếp cận.
Việc khảo sát với quy mô nhỏ chưa phản ảnh đầy đủ thực trạng tình hình DN nhưng có cơ sở để nhận định rằng các chính sách hỗ trợ người lao động, DN của Chính phủ đã được triển khai đi vào thực tiễn. Tỷ lệ DN nhận biết và tiếp cận được các chính sách là dấu hiệu tốt.
Mặc dù vậy 61% DN cho rằng việc tiếp cận các chính sách chưa được thuận lợi. Trong đó, 28% nêu ý kiến các loại thủ tục còn phức tạp; 14% cho rằng cơ quan hướng dẫn chưa nhiệt tình; 9% không có người làm do đã ngưng hoạt động; số còn lại không có ý kiến.
Để sử dụng hiệu quả các gói hỗ trợ DN, chính quyền TPHCM cần phải làm gì?
- Trên cơ sở lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến phản ánh của DN, các hội ngành nghề… Hiệp hội đã đề xuất với lãnh đạo Thành phố quan tâm chỉ đạo tập trung một số hoạt động hỗ trợ DN trong tình hình khó khăn như hiện nay. Riêng đối với việc triển khai các gói hỗ trợ, Hiệp hội đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương triển khai hướng dẫn các thủ tục, tiêu chí, đối tượng, công khai minh bạch các thủ tục, quy trình giải quyết, trách nhiệm, thời hạn giải quyết rõ ràng, có hệ thống tiếp nhận thông tin phản ánh các vướng mắc khó khăn khi tiếp cận các gói hỗ trợ. Tiếp tục kiến nghị Chính phủ kéo dãn thời hạn nộp thuế, chuyển nợ thuế sang năm 2021 và các năm tiếp theo, tùy thuộc vào tình hình phục hồi kinh tế và sức khỏe của DN. Kiến nghị giảm thuế Thu nhập DN và giảm thuế Giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm dịch vụ nhằm kích cầu tiêu dùng.
Vì dịch Covid-19 ảnh hưởng lên toàn xã hội và tác động tới tất cả các DN, khó có thể chứng minh được mức độ thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp từ dịch. Đề nghị cho tất cả các DN đều được hưởng các chính sách hỗ trợ mà không phải chứng minh thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, không phân biệt quy mô DN.
Đặc biệt, để giải cứu các DN kịp thời, các chính sách và gói hỗ trợ DN cần phân chia ra làm 2 loại: Đối với gói chính sách giải cứu, cứu trợ cần tức thì, không nên phân biệt về điều kiện vì đây là gói cấp cứu, như gói tài khóa, giãn thời gian nộp thuế, giảm phí theo Nghị định 41 của Chính phủ, hay gói hỗ trợ người lao động nghèo, mất việc, cho DN vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội không lãi suất để trả lương cho người lao động.
Đối với gói chính sách hỗ trợ DN vực dậy sản xuất thì ngân hàng cần sớm thẩm định trả lời cho DN được vay hay không với các điều kiện đảm bảo an toàn cho vay, khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn để DN nhanh chóng phục hồi sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi công nghệ…
Các chính sách hỗ trợ cho vay cần phù hợp với từng đối tượng DN theo ngành nghề kinh doanh, quy mô sản xuất không nên đánh đồng các loại hình DN, các ngành nghề. Đối với các DN nhỏ, siêu nhỏ rất cần có sự bảo trợ, bảo lãnh vay vốn từ quỹ bảo lãnh tín dụng của nhà nước.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TPHCM đồng hành cùng doanh nghiệp đưa nước mắm truyền thống Việt ra thế giới
08:53 | 24/10/2024 Kinh tế
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics