Chỉ thông quan cá tầm sau khi có kết quả giám định
Kiểm soát cá tầm nhập khẩu: Không chặt dễ lọt loài ngoại lai | |
Phát hiện nhiều lô hàng cá tầm nhập khẩu không đúng khai báo | |
Tiếp tục tăng cường quản lý nhập khẩu cá tầm |
Ảnh minh họa. |
Đó là chỉ đạo của Tổng cục Hải quan đối với một số cục hải quan tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang thực hiện các biện pháp kiểm soát cá tầm nhập khẩu, đảm bảo nguồn gốc, thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 18/2/2021, Tổng cục Hải quan có công văn số 808/TCHQ-GSQL về thủ tục nhập khẩu cá tầm.
Qua thời gian theo dõi tình hình làm thủ tục hải quan và phối hợp, lấy mẫu kiểm tra xác định chủng loại tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đối với một số lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cho thấy thực tế cá tầm nhập khẩu không nằm trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, không đúng với Giấy phép do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp, không đúng với khai hải quan (cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii).
Để đảm bảo việc nhập khẩu cá tầm được thực hiện theo đúng Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh nêu trên chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc kiểm tra thực tế các lô hàng cá tầm nhập khẩu và lấy mẫu gửi:
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đề nghị xác định hàng hóa nhập khẩu có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không? (xác định giống, loài, con lai hay thuần chủng).
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đề nghị xác định hàng hóa nhập khẩu có đúng với Giấy phép Cites hay không? Có thuộc Phụ lục Cites hay không? (xác định giống, loài, con lai hay thuần chủng)
Việc lấy mẫu được thực hiện ngay tại cửa khẩu. Cơ quan Hải quan căn cứ kết quả giám định của các đơn vị nêu trên để thông quan hàng hóa.
Hàng hóa chỉ được thông quan sau khi có kết quả giám định tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật xác định hàng hóa nhập khẩu đúng với khai hải quan, Giấy phép Cites, thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu tiến hành điều tra, xác minh, xử lý đối với các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm vi phạm Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Thông báo ngay cho Cơ quan quản lý Cites Việt Nam thông tin về các lô hàng nhập khẩu không đúng nội dung ghi trên Giấy phép Cites hoặc không thuộc Phụ lục Cites theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
Trước đó, qua thời gian theo dõi tình hình làm thủ tục hải quan và phối hợp, lấy mẫu kiểm tra xác định chủng loại tại Viện Nghiên cứu nuôi trường thủy sản 1 đối với một số lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan: Lào Cai, Lạng Sơn cho thấy thực tế cá tầm nhập khẩu không đúng với Giấy phép do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp, không đúng với khai hải quan (cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii).
Lô hàng thứ nhất được phát hiện ngày 17/3/2021 của Công ty TNHH Đầu tư & XNK A.H. đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Lạng Sơn nhập khẩu 12 tấn cá tầm Xiberi từ Trung Quốc.
Cùng ngày, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã cùng chi cục hải quan, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu tại kho của doanh nghiệp để tiến hành giám định chủng loại.
Ngày 19/3/2021, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I ban hành thông báo kết quả giám định xác định: Mẫu 1, mẫu 2 và mẫu số 5 thuộc bộ cá tầm Acipenseriformes họ cá tầm Acipenseridae và thuộc giống cá tầm Huso huso và gần với loài cá tầm beluga hơn các loại khác.
Mẫu 3 và mẫu 4 phân tích thuộc bộ cá Tầm Acipenseriformes họ cá Tầm Acipenseridae và thuộc giống Tầm Acipenseri có chỉ số hình thái gần với cá Tầm Trung hoa Acipenser sinensis.
Căn cứ kết quả giám định nêu trên thì hàng hóa thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp không đúng chủng loại với khai hải quan và Giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp (tên là Cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii).
Ngày 19/3/2021, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai lấy mẫu giám định ngay tại cửa khẩu tiếp tục lấy mẫu kiểm tra 9,2 tấn cá tầm khai báo là cá tầm Xibere có xuất xứ Trung Quốc của Công ty TNHH Nông Lâm Thủy sản Đ.V. đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Ngày 20/3/2021, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 ban hành thông báo kết luận lô hàng nhập khẩu cá tầm ở cửa khẩu Lào Cai khá đồng nhất về dạng hình, chỉ có một loài.
Trong đó, 6 mẫu phân tích thuộc bộ cá tầm Acipenseriformes, họ cá tầm Acipenseridae và thuộc giống cá tầm Acipenser.
Kết quả giám định cho thấy căn cứ vào khóa phân loại hình thái của cá tầm Xibêri (Acipenser baeri) để phân tích xác định những mẫu cá được kiểm tra không phải là cá tầm Xiberi (Acipenser baeri Brandt 1869), 6 mẫu cá này có thể là con cá lai giữa các loài cá tầm với nhau.
Căn cứ kết quả giám định nêu trên thì hàng hóa thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp không đúng chủng loại với khai hải quan và Giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp (tên là Cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii).
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
11:46 | 23/11/2024 An ninh XNK
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
16:15 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
15:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics