Cần phát triển loại hình kinh tế chia sẻ
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng tại hội thảo quốc tế về “Kinh tế chia sẻ: Các xu thế lớn và tác động tới nền kinh tế Việt Nam” được tổ chức ngày 12/7.
Trong thập kỷ vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự phát triển của một nền kinh tế chia sẻ mới – nơi mà mọi người sử dụng công nghệ Internet và di động để tiếp cận hàng hóa và tài nguyên được cung cấp ngang hàng chứ không phải bởi các công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ truyền thống.
Theo Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, “kinh tế chia sẻ” (hay còn gọi là tiêu dùng cộng tác) đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ đạo của kinh tế toàn cầu, không chỉ bởi sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số, của mạng xã hội, của Internet, hay sự phổ biến của điện thoại thông minh, sự phát triển của các dịch vụ thanh toán điện tử, mà còn bởi ý nghĩa biểu tượng tích cực của hoạt động chia sẻ.
Có thể nói, chia sẻ đã trở thành hiện tượng mang tính toàn cầu, với sự mở rộng mạnh mẽ các nền tảng công nghệ sang nhiều quốc gia, với ý tưởng về sự chia sẻ và văn hóa cộng tác được lan tỏa nhanh chóng trên khắp thế giới.
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá là cơ hội vàng để Việt Nam rút ngắn và bắt kịp với làn sóng phát triển dựa trên những sáng tạo và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Trong bối cảnh mô hình tăng trưởng truyền thống của Việt Nam không còn nhiều dư địa, kinh tế chia sẻ - với ý nghĩa tích cực và tiềm năng rất lớn của nó, được kỳ vọng sẽ là một trong những chìa khóa để tận dụng, phát huy những thành tựu cách mạng khoa học công nghệ, trở thành nhân tố động lực mới góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững của Việt Nam.
Thứ trưởng Thắng cũng nhấn mạnh, Việt Nam không phải là ngoại lệ trong quá trình phát triển mô hình kinh doanh mới này. Những lợi ích và rủi ro cho nền kinh tế cũng như người tiêu dùng cũng đã xuất hiện. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách mới hoặc điều chỉnh các chính sách hiện hành để đạt mục tiêu phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu các hiệu ứng tiêu cực là hết sức cần thiết.
Bà Rebecca Bryant, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cho biết, Việt Nam có vị thế tốt để tận dụng các cơ hội phát triển bởi nền kinh tế chia sẻ. Với một dân số có trình độ học vấn và dân số trẻ và gần 70% số người sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, nền kinh tế của Việt Nam có lợi từ những công nghệ đang phát triển này.
Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, kinh tế chia sẻ là một phần tất yếu của nền kinh tế số, là kết quả của ứng dụng đổi mới sáng tạo cho tăng năng suất của các ngành.
Mô hình kinh tế chia sẻ tạo và tăng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Hoạt động kinh tế chia sẻ vận hành theo phương thức kinh doanh mới, đang tái cấu trúc nhiều ngành nghề kinh tế, nhất là khu vực dịch vụ với nhiều ưu điểm: tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, linh hoạt cao, tạo nhiều cơ hội hơn cho người sử dụng, tính minh bạch cao, tăng cạnh tranh trên các thị trường có kinh tế chia sẻ tham gia.
Phó Viện trưởng CIEM kiến nghị, cần tận dụng cơ hội cho phát triển kinh tế-xã hội của mô hình kinh tế chia sẻ mang lại; coi đó cũng là tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể là sự phát triển của thời đại số, bắt kịp xu hướng chung của thế giới.
Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh cho thích nghi với sự đa dạng và phát triển nhanh của nền kinh tế số, trong đó kinh tế chia sẻ chỉ là một dạng mô hình kinh doanh mới ở một số lĩnh vực, tồn tại đồng hành cùng mô hình kinh doanh truyền thống; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các start up; cần nhanh chóng cải thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho việc mở rộng phạm vi các sáng kiến kinh doanh, đào tạo nhân lực, kết nối giữa các bên tham gia hệ sinh thái…
Tin liên quan
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics