Cần cơ chế để SCIC “bán nợ” cho DATC
Chế tài chưa đủ mạnh
Đẩy mạnh thoái vốn tại các DN nhà nước không cần nắm giữ vốn để tích tụ vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực then chốt là một trong những nhiệm vụ của SCIC. Qua gần 12 năm hoạt động, SCIC đã tổ chức bán vốn tại hơn 990 DN với giá vốn là 8.544 tỷ đồng và giá trị thu về là trên 39 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 4,6 lần giá vốn. Tuy nhiên, trong quá trình thoái vốn, SCIC còn gặp không ít khó khăn ảnh hưởng đến kết quả và tiến độ bán vốn từ những tác động của thị trường đến nội tại DN. Một trong số đó là khó khăn về việc xử lý công nợ tại DN bán vốn.
Theo quy định hiện hành, trước khi thoái vốn, SCIC sẽ phải thu hồi tất cả các khoản nợ tồn đọng của DN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác thu hồi công nợ của SCIC vướng phải vấn đề nợ cổ tức quá hạn hay khó đòi phát sinh tại các DN chưa niêm yết. Thực tế, một số DN chưa niêm yết tuy thông báo trả cổ tức nhưng thời điểm chốt danh sách cổ đông cũng như thời điểm trả cổ tức không rõ ràng. Một số DN cố tình chiếm dụng vốn của cổ đông. Ngoài ra, cũng có một số DN gặp khó khăn trong bố trí dòng tiền trả cổ tức hoặc một số DN thực sự có tình hình tài chính khó khăn, nợ cổ tức nhiều năm…
Trong những năm qua, SCIC đã triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy việc xử lý công nợ làm cơ sở cho việc thoái vốn như rà soát, đối chiếu công nợ với các DN, thường xuyên đôn đốc thu hồi công nợ… Tuy nhiên, trở ngại chính với việc thu hồi nợ trước khi bán vốn vẫn là thiếu các quy định cụ thể và chế tài đủ mạnh đối với DN là khách nợ. Theo thời gian, tình trạng này sẽ càng trở nên bất lợi hơn do những thay đổi về nhân sự lãnh đạo DN, thay đổi cơ cấu cổ đông hoặc do hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, thậm chí giải thể, phá sản.
Để giải quyết, mới đây, SCIC đã đưa ra một đề xuất là xem xét thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và DATC. Đề xuất này hợp cả “lý” lẫn “tình” trong bối cảnh hiện nay.
Xét về “tình”, với tư cách là trụ cột chính đảm đương nhiệm vụ xử lý nợ gắn với tái cơ cấu DNNN, DATC đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Ngoài những DN đã được DATC xử lý nợ tái cơ cấu thành công như Sadico Cần Thơ, Mía đường Lam Sơn…, Công ty này còn hỗ trợ xử lý nợ, tái cơ cấu các DNNN như trường hợp Công ty thực phẩm miền Bắc thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty Haprosimex; tiếp cận để đưa ra phương án xử lý đối với Nông trường Sông Hậu và nhiều DN khác. Qua đó đã góp phần nâng cao năng lực tài chính để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa theo đề án được Chính phủ phê duyệt gắn với việc thu hồi các khoản nợ.
Trong hoạt động mua bán nợ, DATC đã mua và xử lý gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong nước; trong đó có những hợp đồng với giá trị giao dịch lớn cả nghìn tỷ đồng tại các DN quy mô lớn. Qua đó, DATC đã xử lý nợ, tái cơ cấu tài chính tại 25 DN kinh doanh thua lỗ, thực hiện chuyển nợ thành vốn góp đầu tư tại 6 DN với giá trị đạt gần 300 tỷ đồng. Ngoài ra, DATC đã thoái vốn thành công tại 7 DN để thu về khoảng 100 tỷ đồng.
Những con số đó đã minh chứng cho năng lực xử lý nợ của DATC.
Lợi cả đôi bên
Xét về “lý”, DATC có lợi thế riêng so với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC) khác trong hoạt động mua bán xử lý nợ. Cụ thể, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN đã khẳng định vai trò và nhiệm vụ của DATC trong việc xử lý nợ hỗ trợ tái cơ cấu các DNNN thực hiện cổ phần hóa. Ví dụ như quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo DN phối hợp với DATC và các chủ nợ của DN xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu DN, hay bảo quản, bàn giao khoản nợ và tài sản loại trừ theo quy định cho DATC trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công bố giá trị DN. Nghị định này cũng quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu trong thời hạn không quá 3 tháng sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của DATC.
Như vậy, Nghị định 126 và các văn bản hướng dẫn đã lập ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho DATC tham gia vào quá trình xử lý nợ của các DNNN trong quá trình tái cơ cấu.
Theo đại diện của SCIC, nếu cơ chế phối hợp giữa 2 DN này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các DN theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC. Điều này đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả hai bên. Một mặt giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại DN. Mặt khác, với việc tái cơ cấu, chuyển khoản nợ thành vốn góp, DATC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ hội đồng quản trị (HĐQT) và ban điều hành DN cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, đối với những DN lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, việc tham gia của DATC vào quá trình mua nợ từ SCIC và tái cơ cấu DN là hết sức cần thiết, nhằm giúp DN sớm vượt qua khủng hoảng, từng bước ổn định sản xuất kinh doanh.
Để tạo lập và triển khai cơ chế hợp tác giữa SCIC và DATC nói riêng cũng như các tổ chức mua bán nợ nói chung, SCIC cho rằng cần có hành lang pháp lý phù hợp. Theo đó, nội dung này phải được thể chế hóa trong Nghị định về chức năng nhiệm vụ của SCIC, cho phép SCIC được chủ động bán nợ tại DN để thúc đẩy quá trình thoái vốn; đồng thời chỉ rõ những trường hợp nào có thể bán nợ cũng như nguyên tắc và cách thức xác định giá bán của các khoản nợ...
Bên cạnh đó, do phần lớn các khoản nợ cần xử lý là nợ cổ tức, giá trị không lớn, nếu có chuyển đổi thành cổ phần thường cũng không đủ để chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu sở hữu của DN. Do đó, tính hấp dẫn không cao. Vì vậy, SCIC đề xuất được đa dạng hóa phương thức mua bán nợ. Chẳng hạn, thay vì bán từng khoản nợ đơn lẻ thì SCIC được bán theo gói đối với các khoản nợ tại một số DN cùng ngành hoặc cùng chuỗi giá trị, bán theo gói “bia kèm lạc” giữa DN có tiềm năng tốt và DN thua lỗ...
Tin liên quan
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK