Các địa phương phía Bắc hồi phục sản xuất giúp xuất khẩu duy trì tăng trưởng
![]() | Doanh nghiệp mong mở rộng các “vùng Xanh” để duy trì hoạt động sản xuất |
![]() | Nhiều doanh nghiệp lãi lớn nhờ xuất khẩu phục hồi |
![]() | Thị trường hồi phục, nhiều ngành hàng xuất khẩu tỷ USD “xuôi gió” |
![]() |
Tương quan kim ngạch xuất nhập khẩu một số tỉnh, thành trọng điểm trong 2 tháng gần đây (đơn vị tỷ USD). Biểu đồ: T.Bình |
Đạt gần 57 tỷ USD trong tháng 7
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, tháng 7 kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 57 tỷ USD, tăng hơn 2 tỷ USD so với tháng trước (tháng 6/2021). Đáng chú ý, cả xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng dương. Đây là điều rất đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam trong tháng qua và vẫn còn hết sức phức tạp. Đặc biệt khu vực này tập trung nhiều địa bàn trọng điểm kinh tế, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu…
Xuất nhập khẩu tiến sát mốc 600 tỷ USD Hết tháng 7, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 375 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 186,35 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ 2020; nhập khẩu đạt 188,76 tỷ USD, tăng 35,8%. Như vậy, hết tháng 7, nước ta nhập siêu hơn 2,4 tỷ USD. Với kim ngạch 375 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, bình quân đạt gần 53,6 tỷ USD/tháng. Để cán mốc 600 tỷ USD trong năm nay, 5 tháng cuối năm cả nước phải đạt kim ngạch 225 tỷ USD, bình quân 45 tỷ USD/tháng. Điều này hoàn toàn khả thi nếu so sánh với kết quả những tháng đầu năm- giai đoạn cũng có dịch bệnh phức tạp và nhiều kỳ nghỉ dài ngày. |
Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 7 đạt 27,86, tăng 2,4% so với tháng 6/2021, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 20 tỷ USD, tăng 3,4%.
Tăng trưởng ấn tượng nhất là điện thoại các loại và linh kiện USD khi đạt 4,72 tỷ USD, tăng tới 43,4% (tương đương con số tăng thêm hơn 1,4 tỷ USD) so với tháng trước. Điều này cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của ngành hàng xuất khẩu lớn nhất này khi dịch Covid-19 được kiểm soát ở phía Bắc, trong đó có các cứ điểm sản xuất điện thoại và linh kiện lớn nhất như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang.
Ngoài ra, các ngành hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; sắt thép cũng đạt được tăng trưởng đáng khích lệ. Trong đó, dệt may đạt hơn 3,1 tỷ USD, tăng 1,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2,9 tỷ USD, tăng 22,6%; sắt thép đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 16,8%.
Tuy nhiên, 3 nhóm hàng “tỷ USD” có kim ngạch giảm là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 10,9% (đạt gần 3,7 tỷ USD); giày dép giảm 29,6% (đạt gần 1,4 tỷ USD); gỗ và sản phẩm giảm 16,4% (đạt 1,33 tỷ USD).
Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch tháng 7 đạt 29,1 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước. Tăng trưởng mạnh ở nhập khẩu liên quan đến các mặt hàng nông sản như ngô, đậu tương…; hay nhóm nguyên liệu như xăng dầu, khí đốt, khí hóa lỏng…
Lực kéo ở đầu tàu kinh tế phía Bắc
Kết quả tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 7 đến từ sự hồi phục của một số nhóm hàng chủ lực và các đầu tàu kinh tế ở khu vực phía Bắc, nhất là Bắc Ninh, Bắc Giang. Tháng 7, xuất khẩu ở 2 địa bàn trọng điểm này đã tăng trưởng ấn tượng trở lại. Trong đó, Bắc Ninh đạt 3,53 tỷ USD, tăng tới 53,5% so với tháng 6/2021 (tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 1 tỷ USD) và vượt TPHCM trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu trong tháng. Địa phương “hàng xóm” và có thời điểm dịch phức tạp tương tự là Bắc Giang đạt kim ngạch 944 triệu USD tăng vượt bậc đến 92,2% (tương đương kim ngạch tăng thêm 453 triệu USD).
Ngoài ra, các địa phương trọng điểm ở phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc… cũng có sự tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng với kim ngạch tăng thêm (so với tháng 6/2021) từ một trăm đến hàng trăm triệu USD.
Sự hồi phục nhanh chóng của các địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc đã bù đắp được sự sụt giảm từ các tỉnh trọng điểm phía Nam để giúp hoạt động xuất khẩu duy trì tăng trưởng khá.
Mặt khác, kinh nghiệm phòng, chống dịch và khôi phục sản xuất ở các địa phương này sẽ mang lại kinh nghiệm quý cho những địa phương ở phía Nam, dù điều kiện phát triển có những điểm khác nhau.
Bởi thực tế, tháng 7, xuất khẩu ở 3 trung tâm kinh tế lớn nhất ở phía Nam là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đều giảm. Cụ thể, TPHCM chỉ đạt 3 tỷ USD giảm khoảng 1,4 tỷ USD; Bình Dương đạt 2,95 tỷ USD giảm khoảng 350 triệu USD; Đồng Nai đạt 1,93 tỷ USD giảm hơn 200 triệu USD. Điều này cũng thể hiện rõ ở sự sụt giảm của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực tập trung nhiều doanh nghiệp ở phía Nam. Điển hình như đỗ gỗ; giày dép, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 14,4%; giày dép giảm 29,6%.
Với tình hình dịch Covid-19 còn nhiều phức tạp và toàn bộ các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội (từ tháng 7 và đầu tháng 8) khả năng tình hình xuất nhập khẩu ở khu vực phía Nam trong tháng 8 này chưa thể hồi phục và hoạt động xuất nhập khẩu vẫn trông chờ vào đầu kéo ở các trung tâm kinh tế phía Bắc.
Tin liên quan

Doanh nghiệp Việt trên hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu
17:58 | 25/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, lên sàn số
10:58 | 25/07/2025 Thương mại điện tử

Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư ở một đơn vị hải quan địa phương
14:16 | 24/07/2025 Hải quan

63% cao su Việt đến từ hộ nhỏ: Bài toán hóc búa trước quy định chống mất rừng của EU
15:05 | 25/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu cá ngừ trước nhiều thách thức
12:50 | 25/07/2025 Xu hướng

Hơn nửa năm, một nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 51 tỷ USD
14:47 | 24/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Ngành Điều đưa ra khuyến cáo đối với doanh nghiệp để tránh bị xử phạt
11:38 | 24/07/2025 Cần biết

VILOG 2025: “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”
09:48 | 24/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Việt Nam sẽ giữ vững tăng trưởng 6,3%
09:48 | 24/07/2025 Xu hướng

Phân bón Việt đạt chuẩn cao nhất tại Úc
09:13 | 24/07/2025 Xu hướng

Vietrade và Amazon Global Selling hợp tác đưa hàng hóa thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu
13:45 | 23/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế
09:19 | 23/07/2025 Xu hướng

Cảnh báo đỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt trên thị trường Hoa Kỳ
09:15 | 23/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Bão số 3 không làm gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
09:09 | 23/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ
17:32 | 22/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả bật tăng mạnh mẽ
15:26 | 22/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Trang trại Vinamilk Green Farm dưới lăng kính phát triển bền vững có gì đặc biệt?

Doanh nghiệp Việt trên hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu

TP.Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về thuế

Hải quan khu vực IV tổ chức các hoạt động tri ân tại Hưng Yên, Ninh Bình

MB tích hợp tính năng xuất hoá đơn điện tử ngay trên loa thanh toán MB

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên
09:09 | 25/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

Hải quan khu vực IV tổ chức các hoạt động tri ân tại Hưng Yên, Ninh Bình

Hành trình tháng 7 của ngành Thuế trên mảnh đất thiêng Quảng Trị, Hà Tĩnh

Hải quan khu vực VI dâng hương tưởng niệm, tri ân các gia đình thân nhân liệt sỹ

Hải quan khu vực XVI tri ân các gia đình chính sách

Thuế TP Hà Nội thăm và tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Hường

Hợp tác quốc tế góp phần quan trọng để hiện đại hóa hải quan

Trang trại Vinamilk Green Farm dưới lăng kính phát triển bền vững có gì đặc biệt?

MB tích hợp tính năng xuất hoá đơn điện tử ngay trên loa thanh toán MB

Viettel cộng tài khoản, tiếp sức người dân Nghệ An giữ liên lạc vùng lũ

Chinh phục Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS)

Ngành cơ khí chế tạo Việt Nam trước cơ hội bứt phá

Viettel giữ vững mạch sóng, đồng hành người dân vùng lũ

Hướng dẫn miễn, giảm tiền thuê đất khi chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất

Chính sách “cởi trói” cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ

Hải quan công khai đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của cá nhân, tổ chức

Bài 4: PGS.TS Lê Xuân Trường: Cải cách thuế thu nhập cá nhân để công bằng hơn, hiện đại hơn

Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng mô hình Hải quan thông minh, Hải quan số

Phân loại mặt hàng robot giao hàng

Doanh nghiệp Việt bứt phá với Amazon và thương mại điện tử

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, lên sàn số

Các ông lớn thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8

Giá xăng rời xa mốc 20.000 đồng, giá dầu tăng

Nhiều thủ đoạn chiết nạp gas giá rẻ lừa dối người tiêu dùng

Người bán nước ngoài trên sàn sẽ phải định danh, kê khai thuế như trong nước

Ngành nông nghiệp ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản từng bước thoát khỏi giai đoạn “phòng thủ”

Bài 3: Nhà ở xã hội - kỳ vọng là "át chủ bài" giải bài toán giảm giá nhà

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng vượt bậc

Bộ Y tế cảnh báo về thuốc giả Theophylline
