Bùng nổ xu hướng khai thác vàng từ "tài nguyên đô thị" tại Nhật Bản
Khai thác sức mạnh từ văn hóa kinh doanh hướng tới phát triển bền vững Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và bài toán khó về chính sách tiền tệ Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung về nhiều vấn đề quốc tế |
Vàng và các kim loại khác được tái chế từ rác thải điện tử thông qua cái gọi là khai thác đô thị |
Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng được coi là một trong những thị trường hứa hẹn nhất cho lĩnh vực khai thác "tài nguyên đô thị” - khái niệm để chỉ hành động tái chế, khai thác các kim loại quý như vàng từ các thiết bị điện tử bị loại bỏ.
Hằng ngày, nhà máy tái chế phế liệu thuộc công ty vàng Tanaka Kikinzoku ở thành phố Hiratsuka, gần tỉnh Yokohama, nhận được số lượng lớn rác thải bảng mạch điện tử và đồ trang sức. Những phế liệu được nấu chảy để lấy vàng và các kim loại quý có thể sử dụng trong xe điện. Sau khi được khai thác, phần kim loại có thể tái chế sẽ được tạo hình thành “thỏi” hoặc các dạng vật chất khác. Trung bình mỗi năm, công ty này này thu hồi được khoảng 3.000 tấn kim loại tái sử dụng, bao gồm cả vàng từ nguồn phế liệu.
Ông Akio Nagaoka, người đứng đầu nhà máy tái chế của công ty Tanaka Kikinzoku, cho biết: “Chúng tôi muốn mở rộng việc thu gom rác thải có thể tái chế không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở các nước Đông Nam Á, nơi nhu cầu tái chế đồ điện tử dự kiến sẽ tăng lên”.
Vàng là tài sản trú ẩn an toàn khi có biến động địa chính trị và kinh tế. Xung đột đang gia tăng ở Trung Đông hiện đang đẩy giá mặt hàng kim loại quý này tăng vọt trên toàn cầu và cả Nhật Bản.
Do giá tăng, nhu cầu tái chế kim loại để khai thác vàng cũng tăng theo. Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC), nguồn cung vàng tái chế toàn cầu hiện đã tăng khoảng 10% so với năm ngoái lên 923,7 tấn, vượt xa mức tăng trưởng khoảng 3% về nguồn cung từ khai thác vàng tại mỏ.
Vàng tái chế hiện chiếm gần 30% nguồn cung toàn cầu. WGC cho biết cho đến nay, thế giới chỉ có hơn 200.000 tấn vàng đã được tìm thấy và khai thác. Với sản lượng khai thác mới từ các mỏ liên tục bị suy giảm, việc thu hồi vàng từ các thiết bị điện tử bỏ đi, như điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng cũ và các phế liệu khác, đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tại Nhật Bản, một số doanh nghiệp đang tận dụng xu hướng này, tiến hành mở rộng năng lực thu gom và xử lý chất thải điện tử và kim loại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Công ty Mitsubishi Materials tuyên bố đặt mục tiêu có thể xử lý 240.000 tấn phế liệu mỗi năm vào cuối năm tài chính 2030, so với khoảng 160.000 tấn hiện nay.
Viện Định hướng bền vững của Nhật Bản ước tính có khoảng 5.300 tấn vàng tích lũy ở nước này- tương đương khoảng 10% trữ lượng toàn cầu. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, xử lý 1 tấn hoặc 10.000 chiếc điện thoại di động sẽ thu được khoảng 280gr vàng, đặc biệt quá trình này hiệu quả hơn 56 lần về mặt trọng lượng so với khai thác vàng mới.
Chính phủ Nhật Bản đang gấp rút thúc đẩy việc tái chế không chỉ vàng mà còn cả các kim loại quan trọng khác, chẳng hạn như kim loại được sử dụng trong hoạt động sản xuất xe điện. Đây được xem là giải pháp giảm rác thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời là cách để tăng cường an ninh kinh tế quan trọng của quốc gia.
Tin liên quan
Hải quan thu nộp ngân sách hơn 745 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu
13:58 | 04/11/2024 An ninh XNK
Xử phạt 2 doanh nghiệp bán trang sức giả nhãn hiệu trên mạng xã hội
14:38 | 01/11/2024 An ninh XNK
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK