Ấn Độ và phiên bản toàn cầu hóa mới
Xu hướng phát triển của thế giới sau toàn cầu hóa | |
Đức và Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông và Ấn Độ Dương | |
Ấn Độ, Pakistan có nhu cầu cao, xuất khẩu thanh long làm sao tận dụng? |
Ấn Độ ưu tiên các thỏa thuận thương mại song phương với các quốc gia và khối các quốc gia phát triển |
Vai trò của sự phục hồi kinh tế chung toàn cầu cũng góp phần bổ sung và củng cố cho sự phục hồi của mỗi quốc gia. Nhưng để tồn tại, chúng ta có thể cần đến một hình thức toàn cầu hóa mới cho một kỷ nguyên mới.
Khi cân nhắc một phiên bản mới của toàn cầu hóa, Ấn Độ có tiềm năng đóng một vai trò quan trọng như một quốc gia đấu tranh cho toàn cầu hóa mới vì 3 lý do sau đây.
Thứ nhất, trong bối cảnh sức nặng của châu Á đang ngày càng gia tăng trong tiến trình tăng trưởng toàn cầu, toàn cầu hóa đòi hỏi phải có một nhà ủng hộ mới của châu Á. Trên toàn cầu, hiện ngày càng có nhiều lo ngại về lợi thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc trong bối cảnh những nguy cơ xung đột lãnh thổ tại châu Á, và gánh nặng nợ nần ở một số quốc gia châu Á khác liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh cũng đang gia tăng. Xét tổng thể, với tư cách là một nền kinh tế châu Á tăng trưởng nhanh với một thị trường nội địa khổng lồ, Ấn Độ có thể đóng vai trò quan trọng này bằng cách thể hiện mình là một sự thay thế phù hợp cho chuỗi cung ứng khu vực.
Thứ hai, Ấn Độ ưu tiên các thỏa thuận thương mại song phương với các quốc gia và khối các quốc gia phát triển trong bối cảnh sức ép từ chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu hiện càng trầm trọng vì đại dịch, lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng và những thay đổi trong các cán cân địa chính trị. Ấn Độ vừa ký các thỏa thuận với Australia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để tiếp tục theo đuổi các giao dịch với những khu vực thương mại khác như Anh, Liên minh châu Âu (EU), Canada và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC). Những động thái ve vãn Ấn Độ gần đây của Anh, Mỹ và các nước EU trong bối cảnh xung đột Ukraine và lập trường trung lập của Ấn Độ đang khắc họa một bức tranh cụ thể hơn về những triển vọng thương mại. Các đối tác trong các thỏa thuận thương mại tương lai có thể coi Ấn Độ là một đối tác thương mại trung lập (cả trong xuất khẩu và nhập khẩu), và một mối quan hệ như vậy với New Delhi sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Điều này có thể được cân nhắc để trở thành một phần trong một chương trình nghị sự rộng lớn hơn.
Thứ ba, sự chuyển đổi của mối quan hệ đối tác trong Nhóm Bộ tứ, vốn ban đầu được hình thành trên cơ sở một nhóm an ninh, sang Hiệp định Đối tác Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEA) có thể mang lại các nền kinh tế minh bạch và bền vững hơn trong khu vực – một sự thay thế cho thỏa thuận về chuỗi cung ứng mà Trung Quốc làm trung tâm. IPEA có vẻ giống như một phiên bản thu gọn của CPTPP và RCEP. Ngoài những lời hứa về tiếp cận thị trường và thuế quan, IPEA cũng ủng hộ những lợi ích riêng của Ấn Độ và có sức mạnh đàm phán để mang lại các thỏa thuận thương mại song phương.
Tại sao Ấn Độ nên đóng vai trò một nhà ủng hộ quan trọng cho toàn cầu hóa? Câu trả lời nằm ở logic tự do hóa của nền kinh tế Ấn Độ, bao gồm một sự tập trung ngày càng lớn vào tính cạnh tranh của lĩnh vực tư so với hệ thống kinh tế thuộc sở hữu nhà nước và bị kiểm soát chặt chẽ. Những lợi ích của việc tăng khả năng cạnh tranh trong nước, giá trị gia tăng, sắp xếp hợp lý chuỗi cung ứng và đổi mới giữa các ngành có thể được nâng cao thông qua các hiệp định thương mại, giúp ngành công nghiệp Ấn Độ tìm ra được các thị trường xuất khẩu mới. Sự phụ thuộc của Ấn Độ vào các mối quan hệ thương mại bình đẳng, công bằng và cùng có lợi với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, được hỗ trợ bởi hệ thống kinh tế tự do hóa, cho thấy một vai trò rõ ràng hơn và thực tiễn hơn có thể giúp Ấn Độ trở nên vững vàng hơn, giúp cho giấc mơ trở thành một nước ủng hộ toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI trở thành hiện thực.
Tin liên quan
Ấn Độ: Việt Nam quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới
09:29 | 09/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan TPHCM phối hợp bắt đối tượng nhập lậu hơn 700 viên kim cương
16:54 | 29/10/2024 An ninh XNK
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics