Xu hướng phát triển của thế giới sau toàn cầu hóa
IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong năm nay | |
Chìa khóa thúc đẩy sự phục hồi và phát triển toàn cầu hậu Covid-19 | |
Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới thảo luận về đại dịch toàn cầu |
Cảnh báo sự phân mảnh toàn cầu sau toàn cầu hóa |
Thương mại thế giới không còn như trước. Điều đó là tất nhiên do đại dịch Covid-19, tuy nhiên, trên hết là do ảnh hưởng của những cuộc xung đột.
Người đứng đầu quỹ đầu tư lớn nhất nhì thế giới với hơn 10.000 tỷ USD tài sản BlackRock, ông Larry Fink viết rằng: "Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho quá trình toàn cầu hóa mà chúng ta đã trải qua trong ba thập kỷ qua".
Khi gửi đến các cổ đông nội dung trên, ông Larry Fink đề cập đến những vấn đề rất thực tế đang được đặt ra, đó là an ninh năng lượng, chủ quyền công nghiệp và lạm phát do sự tái tổ chức trên quy mô lớn các chuỗi cung ứng. Những điều này đã tạo ra một trật tự quốc tế mới, trong đó sự phân mảnh sẽ gây ra những hậu quả mang tính cơ cấu đối với các quốc gia mới nổi.
Quá trình toàn cầu hóa rõ ràng dừng lại hơn một thập kỷ trước, thay vào đó là những nghịch lý của phi toàn cầu hóa. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dự báo mức trao đổi thương mại hàng hóa sẽ tăng 3% vào năm 2022, thấp hơn mức tăng trưởng toàn cầu, có thể là 4%. Nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy thương mại đã phát triển với tốc độ chậm hơn một chút so với sản xuất. Điều này cho thấy thực sự là một hình thức phi toàn cầu hóa đang hình thành.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phi toàn cầu hóa như nhu cầu sản xuất gần gũi hơn với người tiêu dùng, mức lương tăng ở các nước mới nổi, sự tập trung của các nhà sản xuất Trung Quốc vào thị trường nội địa của họ, nhận thức về sự mong manh của các chuỗi sản xuất kéo dài... khiến chủ nghĩa bảo hộ trở lại ở nhiều nước.
Phi toàn cầu hóa mang lại những cơ hội và cả rủi ro. Đây có thể là cơ hội để xây dựng một mô hình kinh tế bền vững hơn, dựa trên các ngành công nghiệp địa phương và chuỗi cung ứng ngắn hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này cũng cần được cân bằng và với sự tham gia của các quốc gia mới nổi.
Lạm phát gia tăng sẽ khiến lãi suất tăng, điều này sẽ khiến dòng vốn đầu tư chuyển hướng sang các sản phẩm và thị trường ổn định hơn, gây bất lợi cho các nước mới nổi, vốn được coi là khu vực rủi ro hơn. Sự khan hiếm nguồn vốn tài trợ có nguy cơ làm suy yếu quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia này.
Xu hướng phi toàn cầu hóa cũng không có gì mới nhưng việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine lại mang đến dấu hiệu của một thực tế khác, đó là sự phân mảnh của thế giới. Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva gần đây đã nói về "rủi ro ngày càng tăng" đó là "sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu thành các khối địa chính trị, với các tiêu chuẩn kinh doanh và công nghệ, hệ thống thanh toán và tiền tệ dự trữ khác nhau".
Tin liên quan
Nga cân nhắc lợi ích, để ngỏ khả năng rút khỏi Hội đồng Bắc Cực
13:26 | 07/02/2024 Nhìn ra thế giới
Bức tranh màu xám của thế giới năm 2023
08:32 | 02/01/2024 Nhìn ra thế giới
Lợi ích của toàn cầu hóa không chia đều, doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh hơn
15:19 | 21/12/2023 Kinh tế
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics