Ấn Độ cải tiến quy định tính thuế nhằm tăng tính minh bạch trong thông quan hàng hoá
Hiện nay, Ấn Độ đang xếp thứ 63 theo Chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng 17 bậc so với năm 2020. Sự thăng tiến vượt bậc này có được nhờ vào những nỗ lực giảm thời gian và chi phí thông quan hàng hoá tại các điểm thông quan và cửa khẩu biên giới.
CBIC đã áp dụng nhiều sáng kiến như Cơ chế một cửa tạo thuận lợi cho thương mại (SWIFT), Cổng thương mại điện tử (e- Sanchit), chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (AOE) sửa đổi, chương trình Niêm phong điện tử RFID…
Mới đây, để mang lại sự minh bạch, thể hiện sự tiếp cận nhanh nhạy với kỹ thuật số và giảm bớt sự can thiệp của con người hơn, CBIC đã giới thiệu quy định “Turant – Tính thuế gián tiếp” áp dụng cho các hoạt động xuyên biên giới. Quy định này cũng được coi là tương tự như chức năng Thông quan điện tử ở các nước phát triển.
Để đảm bảo mục tiêu tạo ra sự trải nghiệm và đánh giá cơ quan Hải quan trên những tiêu chí như hiệu quả, minh bạch và chuẩn hoá, CBIC xác định cần phải có sự thay đổi cơ bản về việc xác định những nội dung và cách thức tính thuế.
Hiện nay, mặc dù đã có được nền tảng công nghệ thông tin tập trung, hiện đại hoá ở mức cao giúp cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan nhưng việc thực hiện tính thuế tại những khu vực khác nhau vẫn khác nhau do chưa có phương pháp tính thuế thống nhất và chuẩn hoá.
Những cơ cấu khác nhau cũng tạo nên sự khác biệt về thời gian giải phóng hàng và làm giảm hiệu quả của quản lý hải quan. Tính thuế gián tiếp được áp dụng để giúp cơ quan Hải quan xác định lại vai trò của nhân viên Hải quan trong việc tính thuế, kiểm tra và các nghiệp vụ khác.
Để thực hiện nội dung mới này, CBIC đã phải thực hiện nhiều thay đổi như thành lập các nhóm Tính thuế gián tiếp (FAGs), Nhóm Tính thuế tại Cửa khẩu (PAG) và Trung tâm Tính thuế Quốc gia (NACs).
Mục đích của việc tính thuế gián tiếp là không công khai quy trình tính thuế, huỷ bỏ sự giao tiếp của nhân viên Hải quan và doanh nghiệp, đảm bảo sự thống nhất của việc đánh giá giữa các đơn vị Hải quan, thúc đẩy chuyên môn hoá nhiệm vụ và các lĩnh vực, Khối lượng công việc khi đó cũng được giảm đáng kể với việc sử dụng hiệu quả nhân lực và các nguồn lực của cơ quan Hải quan gắn với tự động hoá hoàn toàn quy trình thông quan.
Bên cạnh những ưu điểm thì việc thay đổi này cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng nhập khẩu. Với việc giảm thời gian và chi phí tính thuế tại cơ quan Hải quan thì quy định mới cũng tạo nên những khoản chi phí bổ sung cho nhà nhập khẩu.
Đối với các nhà nhập khẩu, việc áp dụng quy định mới đòi hỏi phải có sự chuẩn bị để thích nghi với thay đổi về cách thức làm việc giữa đại lý làm thủ tục hải quan và cơ quan Hải quan.
Thực tế, sẽ có những đại lý hải quan không muốn thay đổi cách làm việc hiện tại và có phản ứng tiêu cực với quy trình mới. Do đó, cần thiết phải có sự hợp tác và trao đổi chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp để mang lại thành công cho sáng kiến này.
Do chính phủ quyết tâm thực hiện biện pháp tạo thuận lợi này nên cũng cần thiết lập cơ chế tính thuế mới phù hợp.
Điều này đòi hỏi nhà nhập khẩu phải chủ động hoàn thiện quy trình tính thuế của mình có liên quan đến việc phân loại hàng hoá, xác định trị giá hàng nhập khẩu để sẵn sàng chấp hành những quy định mới về tính thuế gián tiếp của cơ quan Hải quan.
Tin liên quan
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
20:16 | 04/11/2024 Thông báo
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK