6 nội dung trọng tâm cải cách hành chính của ngành Hải quan giai đoạn 2021-2025
Ngành Hải quan ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 | |
MEGASTORY: Cải cách thủ tục hải quan giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ. |
Thưa Phó Tổng cục trưởng, Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 của Tổng cục Hải quan ban hành nhằm mục tiêu gì?
Nhằm phát huy các kết quả về cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời triển khai có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Tài chính tại Quyết định số 1924/QĐ-BTC ngày 30/9/2021, bám sát định hướng xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 - 2030, vừa qua Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 2764/QĐ-TCHQ ngày 29/10/2021.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành Hải quan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cải cách hành chính. Trong 5 năm liền (từ 2016 đến 2020), Tổng cục Hải quan luôn đứng đầu khối các Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính về chỉ số cải cách hành chính. Quan trọng hơn kết quả cải cách hành chính của ngành Hải quan đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tại Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 26/1/2021, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Tổng cục Hải quan về những đóng góp trong công tác cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. |
Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Tổng cục Hải quan được ban hành nhằm mục tiêu tiếp tục xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2025. Hướng tới lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của các đơn vị Hải quan. Trong đó, các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Hải quan.
Theo kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn này, Tổng cục Hải quan sẽ chú trọng vào những nội dung gì, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Kế hoạch cải cách hành chính trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung vào 6 nội dung: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Đặc biệt, nội dung trọng tâm cải cách hành chính 5 năm tới là: Cải cách thể chế hải quan, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển ngành Hải quan.
Để cụ thể hóa 6 nội dung cải cách hành chính, Tổng cục Hải quan đã đề ra 28 nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2025. Có thể nêu một số nhiệm vụ quan trọng như: Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp đẩy nhanh thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu tác động của dịch bệnh Covid-19; Triển khai Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2021 của Chính phủ; Hoàn thành kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia trong năm 2022; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của các Tổng cục Hải quan thay thế Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg; Từng bước xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của cơ quan Hải quan dựa trên kiểm toán hoạt động; Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam trong các thoả thuận thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Xây dựng Hệ thống Hải quan số tiến tới mô hình Hải quan thông minh....
Phó Tổng cục trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về các nội dung trong kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025?
Trong Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025, ngành Hải quan đã đặt ra 6 nội dung trọng tâm xuyên suốt là:
Thứ nhất, ngành Hải quan đặt mục tiêu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế trong lĩnh vực hải quan đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bảo đảm quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Đặc biệt, ngành Hải quan sẽ hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số.
Thứ hai, ngành Hải quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.
Mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh. Hướng tới, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước đó.
Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành được đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ tục hành chính có số lượng, tần suất giao dịch lớn. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính; tháo gỡ kịp thời các vướng mắc thông qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp đánh giá hiệu quả và đo lường sự hài lòng đối với việc giải quyết thủ tục hành chính.
Thứ ba, tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan; tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức theo quy định. Mục tiêu đến năm 2025, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ.
Nhiệm vụ kiện toàn, tinh gọn bộ máy đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của Ngành và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm và quyền hạn; nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan. Ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ thông tin trong triển khai nhiệm vụ; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường số; tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.
Thứ tư, tiếp tục mục tiêu xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc. Phấn đấu đến năm 2025, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Hải quan có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
Để thực hiện, toàn Ngành tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị Hải quan theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Nghiên cứu triển khai có hiệu quả việc thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng và tương đương. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Hải quan gắn với vị trí việc làm.
Thứ năm, trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành Hải quan đảm bảo công tác thu ngân sách nhà nước; đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị.
Phấn đấu đến năm 2025, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo tính chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị; phấn đấu đạt ít nhất 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; đổi mới quản lý, sắp xếp, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản công.
Thứ sáu, ngành Hải quan tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc xây dựng Hải quan số tiến tới mô hình Hải quan thông minh. Thí điểm công nghệ dữ liệu lớn (Big Data). Hệ thống quản lý văn bản điều hành, hồ sơ công việc được liên thông toàn Ngành với 90% hồ sơ công việc tại cấp Tổng cục; 80% hồ sơ công việc tại cấp cục và 60% hồ sơ công việc tại cấp chi cục được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước); tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ được thực hiện bằng phương thức điện tử.
Thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo trong một số hoạt động nghiệp vụ chủ chốt và hoạt động chỉ đạo điều hành của ngành Hải quan. Tối thiểu 80% thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.
100% các thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được xây dựng thành các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và được cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử Hải quan, trong đó ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bảo đảm 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hải quan được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống tin của Tổng cục Hải quan.
80% các hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại.
Để thực hiện được nội dung này, ngành Hải quan sẽ thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý hải quan; trong năm 2022 sẽ hoàn thành kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia; xây dựng các kênh tương tác trực tuyến để người dân, doanh nghiệp tham gia, giám sát hoạt động xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật của các cơ quan Hải quan.
Xin cảm ơn Phó Tổng cục trưởng!
Cùng chủ đề: Hải quan số
Tin liên quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan
20:10 | 15/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản
13:25 | 07/02/2024 Hiện đại hóa hải quan
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
08:37 | 12/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
08:29 | 02/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7
14:44 | 28/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số
18:19 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp
07:54 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK