5 năm thực thi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: Tiết giảm hàng triệu ngày công, hàng nghìn tỷ đồng chi phí cho doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp tiết giảm chi phí kinh doanh Khuyến nghị giám sát các công ty, tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng Giảm 90% số giấy phép và 95% khối lượng kiểm tra nhờ Nghị định số 15 |
Nghị định 15 được đánh giá là điển hình cải cách về phương thức quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và hàng hóa. Ảnh minh họa: TD |
Giảm tải áp lực thông quan, tiết kiệm chi phí
Đánh giá về những tác động của Nghị định 15 sau 5 năm triển khai, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, trên cơ sở khảo sát doanh nghiệp qua phiếu hỏi và khảo sát thực tế tại các Chi cục Hải quan; hiệp hội doanh nghiệp; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cho thấy, Nghị định 15 được đánh giá là điển hình cải cách về phương thức quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và hàng hóa. Các cơ quan thực thi và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những thay đổi của Nghị định và kỳ vọng điều này sẽ tạo tiền lệ tốt cho cải cách trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác.
Những thay đổi nổi bật của Nghị định 15 có thể kể đến như áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa; bổ sung các đối tượng được miễn kiểm tra; cải cách toàn diện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; phân cấp, khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, tầng nấc, trùng lặp; tạo sự linh hoạt, chủ động cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm…
Nhờ triển khai Nghị định 15, doanh nghiệp tiết giảm được về thời gian, chi phí và giảm rủi ro; có thêm cơ hội đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy, số lượng doanh nghiệp ngành thực phẩm tăng lên nhanh chóng; tạo cơ hội việc làm, thu nhập cho hàng chục triệu lao động; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể, với quy định cho phép tự công bố sản phẩm, trung bình mỗi doanh nghiệp tiết kiệm được 602,5 triệu đồng/năm. Với 12.000 doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm (đang hoạt động đến ngày 31/12/2021) thì quy định cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí rất lớn. Đó là chưa tính tới các doanh nghiệp thương mại, nhập khẩu sản phẩm thực phẩm.
Đối với “hiệu quả của việc bãi bỏ thời hạn của Bản tự công bố theo Nghị định 15 so với quy định thời hạn 3 năm của Giấy xác nhận Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước đây”, các doanh nghiệp phản hồi trung bình tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp hơn 310 triệu đồng/năm. Ngoài ra, khi được hỏi về hiệu quả của việc bãi bỏ quy định “định kỳ 5 năm hoặc 3 năm tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại việc đăng ký bản công bố hợp quy/bản công bố phù hợp quy định ATTP” tại Nghị định 15, hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng quy định này đã đem lại những tác động tích cực, ý nghĩa cho doanh nghiệp và tiết giảm trung bình ít nhất 225,1 triệu đồng/năm cho mỗi doanh nghiệp.
Về phía bộ, ngành, theo đánh giá của Bộ Y tế, Nghị định 15 tiết kiệm tới 8,5 triệu ngày công và 3332,5 tỷ đồng/năm, góp phần giảm 90% số giấy phép và tới 95% khối lượng kiểm tra nhà nước. Thực tiễn cũng cho thấy, trong 5 năm triển khai Nghị định 15, ngành thực phẩm đã có sự tăng trưởng cao, ngay cả trong đại dịch.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động hậu kiểm được tăng cường và thực hiện thường xuyên hơn. Cơ quan Hải quan được giảm tải áp lực thông quan; thời gian giải phóng hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu thông quan theo các cam kết quốc tế.
Bổ sung quy định về thực phẩm nhập khẩu có chứa phụ gia mới
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, chia sẻ tại Hội thảo “5 năm triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm: Kết quả, vấn đề và kiến nghị”, đại diện Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Nghị định 15 đã chú trọng nhân rộng quy định về áp dụng quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa.
“Chúng tôi khẳng định sự ra đời của Nghị định 15 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nói riêng. Trước khi có quy định cho phép tự công bố sản phẩm tại Nghị định 15, các doanh nghiệp thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Từ kết quả thực thi Nghị định 15, cần thay đổi tư duy và phương thức quản lý nhà nước trong xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp theo hướng chuyển từ kiểm soát sang kiến tạo, từ can thiệp trực tiếp sang gián tiếp, từ tiền kiểm sang giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Chính sách hỗ trợ cần có sự phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Có như vậy mới tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế để doanh nghiệp trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế”, đại diện Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh kiến nghị.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, dù có nhiều nội dung cải cách tích cực, song Nghị định 15 vẫn còn một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Đề cập đến hạn chế của Nghị định 15, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, Nghị định 15 quy định “Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm do cơ quan Hải quan lựa chọn ngẫu nhiên”. “Nhưng trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cơ quan Hải quan cũng phản ánh gặp khó khi thông quan hàng hoá do thiếu tiêu chí xác định lượng mẫu như thế nào là phù hợp đối với trường hợp được miễn kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Nghị định 15 đã có quy định đăng ký phụ gia mới hay có công dụng mới (nguyên liệu), nhưng lại chưa có quy định đăng ký các thực phẩm nhập khẩu có chứa phụ gia mới. Vì vậy, cần rà soát, sửa đổi Luật An toàn thực phẩm để phù hợp với bối cảnh và thống nhất cách thức quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đây là những bất cập cần sớm bổ sung khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 15”, ông Đậu Anh Tuấn kiến nghị.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics