44 năm World Cup trên truyền hình Việt Nam
Từ phát sóng thử nghiệm...
Đêm 7/9/1970, Đài Tiếng nói Việt Nam có buổi phát sóng truyền hình đầu tiên và đó cũng là cột mốc đánh dấu sự ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, đến giờ không nhiều người còn nhớ, các trận đấu trong khuôn khổ World Cup được phát sóng từ lúc nào trên VTV, tất cả chỉ còn là ký ức của những người cũ, từng gắn bó với nhà đài.
Theo bình luận viên kỳ cựu Vũ Huy Hùng, người nhiều năm gắn bó với Phòng thể thao VTV, sau này là VTV3, vào khoảng năm 1976-1977, những trận đấu của vòng chung kết World Cup 1974 tổ chức ở CHLB Đức đã được phát băng trên chương trình thử nghiệm của Đài Truyền hình trung ương. Dù chậm đến 2-3 năm và chỉ là đen-trắng, nhưng nó là dấu mốc lớn không chỉ với ngành truyền hình mà cả với người hâm mộ trong nước khi ấy.
4 năm sau đến World Cup 1978 ở Argentina, thời gian được rút ngắn đáng kể hơn khi một kíp của nhà Đài sang "nằm vùng" ở thủ đô Prague (Tiệp Khắc cũ) thu toàn bộ các trận đấu qua băng hình rồi gửi về theo đường máy bay. Bình luận viên Trần Tiến Đức sau này kể lại, các trận đấu khi phát sóng cũng chậm hơn tới khoảng 1 tuần, nhưng vẫn là rất... thời sự trong thời kỳ đất nước đầy khó khăn.
Phải tới World Cup 1982 tại Tây Ban Nha, khi ấy Việt Nam đã có trạm thu phát sóng Hoa Sen và nhờ có đội tuyển Liên Xô giành quyền tham dự VCK nên Đài Truyền hình Việt Nam mới tiếp sóng trực tiếp các trận đấu của giải. Hồi đó, chẳng ai biết gì về cái gọi là bản quyền vì đơn giản là... xin được!
Hồi đó, có 1 câu mà thế hệ khán giả cũ đều nhớ - "Nếu không có gì thay đổi và điều kiện kỹ thuật cho phép, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp trận đấu giữa 2 đội....". Rồi do hầu hết tivi là đen trắng, nên các bình luận viên nhà đài phải thêm 1 câu "Trên màn ảnh nhỏ của các bạn, áo của đội tuyển A có màu sẫm còn áo của đội tuyển B có màu sáng".
Đến Mexico 1986 và Italia 1990, do đội tuyển Liên Xô đều lọt vào vòng chung kết World Cup nên Đài Truyền hình Liên Xô phát rất đầy đủ sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh này, đương nhiên, khán giả Việt Nam cũng hưởng lợi.
Đến một nhu cầu "đương nhiên"
Cũng chẳng biết từ lúc nào, việc được xem và xem trực tiếp miễn phí các trận đấu World Cup (kể cả giải vô địch quốc gia châu Âu EURO, hay các giải quốc tế có đội tuyển Việt Nam tham dự" đã trở thành một nhu cầu "đương nhiên" của người hâm mộ mà ít ai biết cùng sự phát triển của đất nước và hội nhập toàn cầu, chuyện "xin được" dần giảm nhanh chóng.
Sang World Cup 1994 tổ chức tại Mỹ, lần đầu tiên khái niệm bản quyền được nhắc đến và cũng ít ai biết, Đài Truyền hình Việt Nam có được bản quyền phát sóng dưới hình thức đổi quảng cáo. Tới World Cup 1998 tại Pháp, với tình hữu nghị vốn có nước chủ nhà đã cung cấp toàn bộ các trận đấu cho Việt Nam với chi phí tượng trưng là 300.000 francs.
Tuy nhiên, khi tiến trình hội nhập sâu hơn, bản quyền truyền hình World Cup mỗi mùa nóng hơn rất nhiều, thậm chí còn bị coi là cuộc chiến. Cụ thể, World Cup 2002 tại Nhật Bản - Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia được FIFA ưu đãi, nhưng cũng phải chi 1 triệu USD mới có bản quyền. 4 năm sau đã là 2 triệu USD, rồi tiếp tục tăng 2,7 triệu USD... World Cup 2014 vọt lên đến khoảng 7 triệu USD và nay, World Cup 2018 được "chào hàng" lên đến khoảng 14 triệu USD.
Giá bản quyền tăng với tốc độ phi mã và đương nhiên, dù là cơ quan truyền thông quốc gia, VTV vẫn không thể cuốn vào vòng xoáy này bởi đó là cuộc kinh doanh nhìn trước thấy... lỗ! Và đó cũng là nguyên nhân lý giải tại sao, cho đến tận lúc này, mọi cuộc đàm phám với đối tác vẫn bất thành. Chỉ có điều, nếu không mua, thì VTV lại phải đối mặt với việc không phục vụ nhu cầu "đương nhiên" của người hâm mộ.
Bài toán 44 năm khó là ở chỗ đó!
Vào ngày 7/6, một nguồn tin vừa tiết lộ, Việt Nam đã có bản quyền phát sóng tất cả các trận đấu thuộc World Cup 2018. Ngoài ra, các trận đấu này đều được phát trực tiếp trên sóng VTV6 để phục vụ người yêu bóng đá cả nước. Tuy nhiên VTV chưa xác nhận về thông tin này và cho biết, vướng mắc chính trong quá trình đàm phán là giá cả. Và, sự chênh lệch giữa giá phía đối tác đưa ra và phía giá nhà đài đưa ra là “khá lớn.”
Tin liên quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
Xây dựng dữ liệu lớn giúp quản lý thuế hiệu quả
Quản chặt “khí cười”
“Cảnh giới” lực lượng chức năng để vận chuyển thuốc lá lậu
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics