Facebook Twitter youtube Tiktok

Xuất khẩu thủy sản trông chờ đơn hàng cuối năm

(HQ Online) - Trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản vừa nỗ lực kiểm soát dịch vừa thực hiện các đơn hàng xuất khẩu cuối năm.
Doanh nghiệp phục hồi, xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 tăng gần 50%
Xuất khẩu thủy sản: Kỳ vọng từ các mặt hàng chủ lực
Xuất khẩu thuỷ sản khó phục hồi nhanh
Chế biến cá tra philê xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Đầu tư phát triển đa quốc gia (Tập đoàn Sao Mai) tại khu công nghiệp Vàm Cống, huyện huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. 	Ảnh: TTXVN
Chế biến cá tra philê xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Đầu tư phát triển đa quốc gia (Tập đoàn Sao Mai) tại khu công nghiệp Vàm Cống, huyện huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: TTXVN

Thu hút lao động trở về quê

Là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn tại An Giang, ông Doãn Tới, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Việt cho biết, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp, nhưng với sự chủ động của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, kim ngạch xuất khẩu của Nam Việt trong tháng 9, 10 năm 2021 vẫn đạt xấp xỉ 20 triệu USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản trong tháng 10/2021 đã có những tín hiệu tích cực, đạt 918 triệu USD, gần tương đương với cùng kỳ năm 2020 và tăng 47% so với tháng 9/2021. Tính đến hết tháng 10/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 7,1 tỷ USD, tăng nhẹ 2,4%. Trong đó, tôm đạt 3,2 tỷ USD, tăng 2,6%; cá ngừ đạt 598 triệu USD, tăng 10%; mực bạch tuộc đạt 475 triệu USD, tăng 4,5%; cá tra đạt 1,2 tỷ USD tương đương cùng kỳ năm ngoái; các loại cá khác giảm gần 1% đạt 1,36 tỷ USD. Riêng nhuyễn thể hai mảnh vỏ vẫn giữ được tăng trưởng cao 39% sau 10 tháng, đạt 113 triệu USD.

Hiện nay, gần 100% trong tổng số hơn 6.000 công nhân của Nam Việt đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, nên công ty đang nỗ lực khôi phục sản xuất, tăng năng suất của các nhà máy để đáp ứng kịp thời các đơn hàng đã ký kết. Tuy vậy, Công ty vẫn gặp khó vì công nhân ngại tăng ca phần vì sợ dịch bệnh, phần vì vi phạm quy định hạn chế ra đường sau 20 giờ hàng ngày.

Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm 2021, để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu đã ký kết với các đối tác ở nước ngoài, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Việt đang có nhu cầu tuyển dụng mới từ 2.000 - 4.000 lao động, nhưng việc tuyển dụng hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến dịch phức tạp. Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Việt đề xuất lãnh đạo tỉnh An Giang có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề trong số lao động từ các tỉnh thành: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai,… trở về quê thời gian vừa qua, nhằm giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, đáp ứng kịp thời các đơn hàng xuất khẩu sắp tới.

Thời gian vừa qua, lao động tại nhiều tỉnh thành Đông Nam bộ ồ ạt trở về quê là một trong những nguyên nhân gây bùng phát dịch tại nhiều tỉnh thành ĐBSCL, tuy nhiên, đây cũng là nguồn lực để các doanh nghiệp tuyển dụng, đảm bảo thực hiện các đơn hàng xuất khẩu cuối năm.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC) - một trong những DN xuất khẩu tôm lớn tại Sóc Trăng- cho rằng, bài toán lao động, chi phí chống dịch hiện đang là lo ngại của doanh nghiệp. Với bài toán đơn giản, doanh nghiệp có 3.000 lao động, giả sử xét nghiệm nhanh, mẫu gộp hai, ba ngày kiểm tra một lần, mỗi ngày tốn ít nhất 500 mẫu xét nghiệm nhanh. Chi phí thấp nhất 50 triệu đồng cho mỗi ngày. Tính ra mỗi tháng mất khoảng 1,5 tỷ đồng. Trường hợp có mẫu nghi dương tính, kiểm tra lại bằng PCR, chi phí sẽ tăng hơn nhiều. Mặt khác, mỗi tháng cũng phải test PCR cho toàn bộ lao động một lần. Tuy là mẫu gộp nhưng chi phí mỗi lần kiểm tra cho toàn bộ lao động sẽ tốn ít nhất 300 triệu đồng. Bài toán này không phải doanh nghiệp nào cũng “giải” tốt.

Tận dụng lợi thế các FTA

Là thủ phủ xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau đã tận dụng tốt lợi thế từ các FTA khi xuất khẩu hàng hóa vào EU. Theo thông tin từ Sở Công Thương Cà Mau, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Cà Mau vào thị trường EU từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021 đạt 111,4 triệu USD, tăng gần 2,6 lần so với giai đoạn cùng kỳ (42,9 triệu USD). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường CPTPP chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Qua đó, đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 10 tháng năm 2021 của Cà Mau đạt 860 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Sau một năm Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU cũng đã ghi nhận sự tăng trưởng khá. Nhiều sản phẩm được miễn thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP, EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 15%. Từ đầu năm đến nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá tốt. Tính tới 15/10/2021, XK tôm Việt Nam sang EU đạt gần 439 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU trong những tháng cuối năm nay vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, thị trường EU đòi hỏi hết sức khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc phải thuận lợi, nên nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm lớn tại ĐBSCL đã đầu tư trang thiết bị, máy móc sản xuất hiện đại, chú trọng nguồn nguyên liệu sản xuất, đảm bảo yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu.

Thực thi Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong điều kiện dịch bùng phát, nhiều doanh nghiệp nhờ tầm soát tốt mỗi ngày đã phát hiện và bóc tách F0 kịp thời. Tuy nhiên, xu hướng biến động của dịch vẫn căng thẳng, số lượng lao động giảm dần do bị hạn chế đi lại, bị cách ly các hình thức… Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp tập trung thu hoạch tôm dứt điểm, tận dụng lợi thế xuất khẩu từ các FTA để tăng tốc trong những tháng cuối năm.

Tại FMC, ông Hồ Quốc Lực cho biết, mặc dù FMC đã giảm số lượng lao động khoảng 10% theo diễn tiến xấu dịch bệnh trong hai tuần qua, tuy nhiên, sản lượng chế biến vẫn tăng hơn cùng kỳ năm trước.

Dù đang đứng trước bao khó khăn chồng chất, với bản lĩnh được thử thách thời gian dài, các doanh nghiệp ngành tôm sẽ vượt qua tâm lý bất an vừa qua, sẽ luôn nêu cao sự cảnh giác, kiểm soát hoạt động chặt chẽ, chung tay chia sẻ thông tin, đoàn kết giữ vững các mắt xích chuỗi giá trị con tôm; qua đó duy trì và phát triển bền vững từng doanh nghiệp cũng như toàn ngành. Và trước mắt là phấn đấu nhanh chóng phục hồi năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ chế biến, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đã đề ra, ông Hồ Quốc Lực chia sẻ.

Lê Thu

Tin liên quan

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 54,41 tỷ USD), theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Kết thúc năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 50,81 tỷ USD) so với năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

(HQ Online) - Năm 2024, xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới với 786,29 tỷ USD, trong đó có nhiều kết quả nổi bật từ các thị trường, ngành hàng trọng điểm.
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên thương mại giữa hai nước cán mốc 200 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

(HQ Online) - Thương mại Việt Nam – Trung Quốc cán mốc kỷ lục mới 200 tỷ USD trong năm 2024, tuy nhiên, thâm hụt của nước ta ngày càng lớn.
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

(HQ Online) - XK rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt trên 7,12 tỷ USD; với sự liên kết, sản xuất quy mô lớn, XK rau quả đang hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

(HQ Online) - Bắc Giang đã vượt qua nhiều tên tuổi lớn để trở thành địa phương có quy mô kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 cả nước, theo cập nhật của Tổng cục Hải quan.
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

(HQ Online) - Mặc dù chỉ ra nhiều thách thức sẽ phải đối mặt trong năm 2025, nhưng ngành Thủy sản Việt Nam tự tin xuất khẩu sẽ đạt 11 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỳ lục mới 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% (tương ứng tăng 95,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Bối cảnh năm 2024 khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/12, có 6 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

(HQ Online) - Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao (gần 25 tỷ USD).
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ

Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moskva nhìn thấy cơ hội nhỏ để đạt được các thỏa thuận với chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc

Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc

Với sự hiện diện ngày càng lớn, các thương hiệu xe Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế tại một trong những thị trường ôtô khắt khe nhất thế giới.
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động