Xuất khẩu nông sản qua “kênh” kiều bào: Lối mở nhiều triển vọng
Chuyển đổi số: “Chìa khoá” xuất khẩu nông sản bền vững | |
CEO Việt kiều bày cách tăng xuất khẩu gỗ, gạo, thuỷ sản... sang Mỹ | |
Mong kiều bào tiếp tục làm "cầu nối" đưa nông sản Việt vươn cao |
Nông sản Việt còn nhiều cơ hội để gia tăng XK qua "kênh" bà con kiều bào. |
Xây “cầu nối” kiều bào và doanh nghiệp
Theo ông Hoàng Mạnh Huê, Chủ tịch Liên hiệp Hội doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu, Việt Nam có nguồn nông, lâm sản phong phú, đa dạng, tiềm năng rất lớn để XK vào các nước châu Âu. Để chinh phục thị trường, các DN cần tìm hiểu thị trường, pháp luật, văn hóa… Cộng đồng người Việt Nam ở châu Âu sẽ là nguồn thông tin quý giá, sẵn sàng cung cấp thông tin xác thực, nhanh chóng cho các DN trong nước.
Ông Võ Văn Long, Chủ tịch Tập đoàn Thăng Long: Không nên lấy tiêu chí là hàng rẻ mà phải lấy tiêu chí hàng chất lượng. Muốn có hàng chất lượng phải sản xuất đúng quy định, đúng chất lượng, đúng kỹ thuật và mẫu mã. |
Tuy nhiên, ông Hoàng Mạnh Huê nhấn mạnh: hiện nay, mối liên kết giữa cộng đồng người Việt ở châu Âu với các DN trong nước đang còn lỏng lẻo. Giải quyết việc này cần phát huy vai trò của tổ chức, hiệp hội ngành nghề… trong nước trong việc tăng cường liên kết với các tổ chức, DN người Việt ở châu Âu thông qua các hội thảo, diễn đàn…
“Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, nên tạo một trung tâm dữ liệu chung để các kiều bào và DN có thể truy cập trao đổi thông tin chặt chẽ, thuận lợi; đồng thời tận dụng tiềm năng trung tâm thương mại của người Việt ở châu Âu để đưa nông sản của Việt Nam vào tiêu thụ. Hiện, đã có hệ thống trung tâm thương mại của người Việt ở hầu hết các nước Đông Âu. 80% DN hoạt động trong đó là người Việt, trong khi hàng hóa Việt Nam được bày bán ở đây chỉ chiếm 10-15%. Đây là lợi thế rất lớn mà các DN cần tận dụng, cải thiện”, ông Huê nói.
Chia sẻ câu chuyện cụ thể tại thị trường Đức, ông Võ Văn Long, Chủ tịch Tập đoàn Thăng Long (công ty chuyên kinh doanh thực phẩm, nhà hàng với 30 cửa hàng trên khắp nước Đức, Đông Âu), đồng thời là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Đức chia sẻ: thế mạnh của Việt Nam là có cộng đồng hơn 220.000 người Việt Nam đang sinh sống ở Đức. Việt Nam nên xây dựng một “cầu nối” giữa những DN Việt Nam với châu Âu thông qua DN ở Đức, vì đây là thị trường rất lớn.
“Tôi đã nghiên cứu, nhân dân Đức tiêu dùng hàng hóa của châu Á rất nhiều, nhưng lượng nông sản của Việt Nam vào rất ít, phần lớn là hàng của Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác. Chúng tôi mong muốn Chính phủ tạo ra được không gian kết nối để DN trong nước cùng DN tại Đức đẩy mạnh XK nông sản của Việt Nam”, ông Long nói.
Vị doanh nhân này chia sẻ thêm, không nên nói Đức là thị trường “khó tính” mà là một thị trường đầy tiềm năng vì hàng hóa của Việt Nam vào được Đức thì chắc chắn vào được các thị trường khác. Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, tại thị trường Đức tất cả các mặt hàng nông sản đều tăng giá ít nhất 30%. Đây là cơ hội để hàng Việt Nam sang Đức.
Chuẩn hoá sản xuất nông nghiệp
Bên cạnh vấn đề tạo kết nối vững chắc hơn nữa giữa bà con kiều bào với các DN trong nước, nâng cao, chuẩn hoá chất lượng hàng nông sản là yếu tố được nhiều kiều bào đặc biệt lưu ý nhằm đẩy mạnh XK nông sản Việt.
Bà Hồng Shurany, Việt kiều Israel chia sẻ, 5 năm trở lại đây, Israel đã trở thành đất nước có nền nông nghiệp rất phát triển. Thời gian qua, bà đã đầu tư để phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Isarel tại Việt Nam, cụ thể là các tỉnh Tây Nguyên. 2 năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nông sản Việt Nam đã phải đổ bỏ rất nhiều. Tuy nhiên, nông sản, trái cây của Israel lại có giá hơn, XK ra thế giới nhiều hơn.
Cho rằng điều kiện phát triển nông nghiệp của Israel và Việt Nam có nhiều nét tương đồng, để giúp nông nghiệp Việt “cất cánh” như Israel, bà Hồng Shurany kiến nghị đầu tiên cần thực hiện tốt 3 chiến dịch gồm: thay đổi nhận thức cho lãnh đạo địa phương về chuẩn hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng XK; thay đổi cách đầu tư của DN và việc tổ chức sản xuất, làm hàng nông sản XK để tận dụng các lợi thế thuế quan của các Hiệp định thương mại tự do (FTA); thay đổi nhận thức đối với nông dân ở các vùng nông nghiệp XK nhằm chuẩn hóa nông nghiệp.
“Cần khai thác tốt thế mạnh từ các FTA đã ký, đẩy mạnh XK, thu hút và tận dụng tối đa dòng vốn FDI vào nông nghiệp, nhất là nguồn lực từ quan hệ Việt kiều. Ví dụ, Nhà nước ưu tiên cho nông nghiệp công nghệ cao của Israel vào Việt Nam, phối hợp cấp quốc gia giữa 2 nhà nước Israel và Việt Nam để làm từng vùng nông nghiệp lớn cho Việt Nam”, bà Hồng Shurany nói.
Ghi nhận những tiến bộ của ngành nông nghiệp Việt Nam thời gian qua, song ông Trần Hải Linh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) cho rằng, ngành nông nghiệp vẫn gặp những khó khăn nhất định, sản xuất nhỏ, phân tán, không tập trung, chưa đáp ứng được các thị trường “khó tính” ở nước ngoài. Đáng chú ý, đầu ra của nông sản Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể, các thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều gia tăng bảo hộ nông sản quốc nội thông qua các rào cản kỹ thuật như an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc.
Nhấn mạnh vào yếu tố ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường chế biến sau thu hoạch, đơn cử như với mặt hàng cà phê, ông Linh phân tích: mỗi năm thị trường Hàn Quốc tiêu thụ rất nhiều cà phê. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam vào nước này chủ yếu là dạng thô. Thông qua đối tác Hàn Quốc, nhiều doanh nghiệp đã sơ chế cho phù hợp với khẩu vị người Hàn Quốc và thu được thành công đáng kể. Tương tự, với mặt hàng sâm ở Lai Châu, ông Linh đánh giá hoàn toàn có thể mang lại giá trị cao hơn. “Tháng 12/2021, chúng tôi đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Lai Châu, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức hội thảo, mời chuyên gia Hàn Quốc sang cùng người dân Lai Châu khôi phục, phát triển dòng sâm Lai Châu”, ông Linh nói.
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD
14:56 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
15:53 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, khó đạt kỳ vọng 800 tỷ USD
11:09 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng
16:17 | 12/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu tháng 11 đạt hơn 66 tỷ USD
14:43 | 11/12/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics