Vì sao Lạng Sơn kiến nghị dừng thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma?
Lạng Sơn: Lưu lượng xe hàng hóa xuất khẩu thông quan qua cửa khẩu tăng nhẹ Phần lớn dược liệu Việt Nam xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô |
Nhà làm việc liên ngành cửa khẩu Chi Ma. Ảnh: H.Nụ |
Thiếu kho, thời gian kiểm nghiệm kéo dài
Một trong những lý do khiến việc thực hiện Đề án không đạt hiệu quả là do hạ tầng kho bảo quản ở cả hai bên cửa khẩu đều chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN NK dược liệu.
Theo báo cáo đánh giá của Ban Quản lý khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, hiện tại khu vực cửa khẩu Chi Ma chưa có kho chuyên dụng để bảo quản mặt hàng dược liệu theo quy định. Nguyên nhân do chi phí đầu tư lớn, yêu cầu cao về máy móc, kỹ thuật, con người…, nên DN kinh doanh kho, bãi tại cửa khẩu Chi Ma chưa mạnh dạn đầu tư.
Theo đại diện Công ty cổ phần Dược liệu Tuệ Minh (TP Lạng Sơn), dược liệu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, trong quá trình kiểm nghiệm mẫu dược liệu, ngoài việc kiểm tra dược tính thì dược liệu phải đảm bảo độ ẩm, độ tươi… vì thế, các kho bảo quản phải đảm bảo các tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng trong quá trình NK dược liệu.
Qua khảo sát của phóng viên, thực tế tại cửa khẩu Chi Ma có 8 kho nhưng chưa có kho nào đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về kho bảo quản mặt hàng dược liệu.
Ngoài nguyên nhân trên, nhiều DN cho biết, quy trình kiểm nghiệm dược liệu còn kéo dài ngày, mất nhiều thời gian đi lại và chi phí… Chính điều này khiến các DN NK dược liệu chưa thực sự quan tâm với việc NK dược liệu qua cửa khẩu này.
Ông Phan Thế Trường, Giám đốc Công ty cổ phần Dược liệu Trường Xuân (Hà Nội) chia sẻ, mỗi lần DN thường làm thủ tục NK 20 - 30 loại dược liệu khác nhau nhưng khi cơ quan chuyên môn nghi ngờ về một loại dược liệu trong lô hàng đó, mặc dù chỉ lấy mẫu kiểm định 1 loại nhưng tất cả các loại khác đều phải lưu lại kho trong khu vực cửa khẩu, điều này khiến chi phí của DN tăng cao vì thời gian kiểm định kéo dài vài ngày.
Một số DN khác cũng cho rằng, thời gian kiểm nghiệm kéo dài 3 - 5 ngày khiến chi phí DN tăng, DN NK dược liệu bị ảnh hưởng đối với thời gian giao hàng cho đối tác.
Trao đổi về vấn đề thời gian kiểm nghiệm, đại diện Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc kiểm nghiệm mẫu dược liệu cần nhiều thời gian mới có kết quả, vì thế, để có thể trả kết quả kiểm nghiệm trong ngày là không thể.
Từ năm 2022, các sở, ngành liên quan và Hải quan Lạng Sơn đã thực hiện cung cấp thông tin, hỗ trợ 23 DN có nhu cầu tìm hiểu về NK một số mặt hàng như cây huyết đằng, sa nhân, đậu khấu… qua cửa khẩu Chi Ma nhưng qua khảo sát thực tế, nhận thấy những hạn chế về kho bãi, quy trình kiểm nghiệm… sau đó, DN đều chuyển hướng sang NK qua cửa khẩu khác (cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng).
Không hiệu quả
Trao đổi với Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Bảo Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, thời gian qua, đơn vị Hải quan tại cửa khẩu đã triển khai nhiều giải pháp kêu gọi các DN thực hiện NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma. Tuy nhiên các DN của cả Việt Nam và Trung Quốc sau khi đến khu vực cửa khẩu khảo sát thực tế đều không quay lại.
Còn theo đại diện Sở Công Thương Lạng Sơn, hiện đơn vị đang chủ động phối hợp với Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và một số ngành liên quan tổ chức các hoạt động kết nối, gặp gỡ DN để nắm bắt xu hướng XNK hàng hóa nói chung và mặt hàng dược liệu nói riêng qua cửa khẩu Chi Ma nhằm tạo thuận lợi cho DN hoạt động. Đồng thời sở tổ chức một số lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về kiến thức trong XNK mặt hàng dược liệu…
Ông Hoàng Khánh Duy, Phó Trưởng Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cho biết, Ban Quản lý KKT và các sở, ngành liên quan cũng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thu hút DN thực hiện NK qua cửa khẩu Chi Ma và hiện vẫn đang tập trung vận động các DN kinh doanh kho, bãi đầu tư kho bảo quản, liên kết với các DN hoạt động kinh doanh mặt hàng dược liệu đầu tư kho, bãi tại cửa khẩu. Song song với đó, tiếp tục gặp gỡ trực tiếp DN hoạt động lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược ở các tỉnh, thành trong nước nhằm kêu gọi DN thực hiện NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma; tiếp tục tăng cường trao đổi, hội đàm và gửi thư công tác đến Chính phủ nhân dân huyện Ninh Minh (Trung Quốc) đề nghị thực hiện đầu tư nâng cấp hạ tầng kho bãi khu vực cửa khẩu Ái Điểm (Trung Quốc); tiếp tục tuyên truyền quảng bá tiềm năng, thế mạnh của cặp cửa khẩu song phương Chi Ma - Ái Điểm, nhất là về những ưu thế trong hoạt động NK dược liệu; tiếp tục đầu tư máy kiểm nghiệm dược liệu, nhằm rút ngắn thời gian kiểm nghiệm mẫu các lô hàng NK…
Những nỗ lực trên có thể thấy, các cơ quan, lực lượng liên quan vẫn đang tập trung triển khai một số giải pháp với hy vọng sẽ có thêm DN thực hiện NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma. Tuy nhiên thực tế việc thực hiện đề án chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Kiến nghị dừng thí điểm
Mặc dù UBND tỉnh Lạng Sơn đã tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành của tỉnh phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, tuy nhiên, đến nay chỉ phát sinh 1 lô hàng NK của Công ty CP dược liệu Việt Nam, trị giá trên 433 nghìn USD, trọng lượng 23,4 tấn, tiền thuế thu được gần 510 triệu đồng, do đó không đạt mục tiêu của Đề án.
Trước thực tế đó, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép dừng triển khai thực hiện Đề án theo Nghị quyết số 111/NQQ-CP ngày 23/9/2021. Đồng thời, trên cơ sở nhu cầu thực tế của các DN NK, tỉnh Lạng Sơn sẽ nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng việc NK dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma - Ái Điểm vào thời điểm thích hợp.
Ngoài ra, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao trao đổi với các bộ, ngành liên quan phía Trung Quốc, để sớm thống nhất chuẩn hoá thời gian làm việc của loại hình cửa khẩu song phương, tại cặp cửa khẩu song phương Chi Ma - Ái Điểm để bổ sung vào phụ lục của Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
Sau khi hai bên thống nhất thời gian làm việc chính thức và bổ sung vào phụ lục của Hiệp định và phía Trung Quốc khôi phục lại hoạt động XNK, thông quan hàng hóa như thời điểm trước dịch Covid-19.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Mở bán Jaecoo J7 và Jaecoo J7 PHEV với nhiều ưu đãi hấp dẫn
14:20 | 16/01/2025 Xe - Công nghệ
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics