Tương lai của Hải quan qua bản đánh giá tổng quan của WCO
Ảnh minh họa. Nguồn: WCO |
Về Chính trị: WCO đã đưa ra nhận định về vai trò của cơ quan hải quan ở cấp quốc tế, khu vực và quốc gia.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cơ quan Hải quan đóng vai trò quan trọng trong thực thi tạo thuận lợi cho vận chuyển và thông quan đối với mặt hàng vật tư y tế và vắc xin, góp phần vào nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh bùng phát. Khủng hoảng y tế toàn cầu đã làm rõ nét hơn vai trò và nỗ lực của cơ quan Hải quan trên khắp thế giới, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò kết nối hiệu quả của cơ quan Hải quan.
Trong tình trạng khủng hoảng y tế, cơ quan Hải quan vẫn đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa theo quy định. Hải quan các nước đã cải cách thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa thiết yếu đồng thời hạn chế tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp. Nhu cầu cấp thiết về vật tư y tế và vắc xin đã nâng cao tầm quan trọng chiến lược của cơ quan Hải quan, là một mắt xích không thể thiếu trong chiến lược ứng phó toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng y tế này.
Ngoài ra, cơ quan Hải quan các nước cũng tham gia vào các phiên đàm phán các cam kết tự do hóa thương mại trong khuôn khổ các hiệp định khu vực, đa phương hoặc song phương. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của cơ quan Hải quan trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Về Kinh tế: Với kịch bản lạc quan, WCO nhận định các căng thẳng thương mại sẽ ở mức thấp. Các quốc gia sẽ tận dụng được đà tăng trưởng chung toàn cầu và tham gia nhiều Hiệp định đa phương hoặc song phương để tạo thuận lợi thương mại.
Thế giới đã bị tổn thất nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và quá trình phục hồi có thể sẽ kéo dài và gặp nhiều khó khăn.
Do đó hài hòa hóa thủ tục hải quan và phối hợp quản lý biên giới hiệu quả là chìa khóa quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế. Các cơ quan Hải quan hoàn toàn có thể thích nghi với nền kinh tế năng động, sự phát triển của thương mại điện tử, nắm bắt được các vấn đề liên quan trong khu vực và trên thế giới. Thủ tục hải quan đã và đang đáp ứng được nhu cầu gia tăng kim ngạch XNK và phù hợp với các đặc điểm của nền kinh tế số.
Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác công tư sẽ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Sự hỗ trợ từ phía cơ quan Hải quan đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đặc biệt là cách doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là phần không thể thiếu trong bối cảnh khó khăn này.
Các DNVVN là một xương sống quan trọng của nền kinh tế. Theo Ngân hàng thế giới (WB) DNVVN chiếm khoảng 90% các DN và hơn 50% người lao động trên toàn cầu. Các DNVVN chính thức đóng góp 40% GDP cuả các nền kinh tế mới nổi. Con số này còn cao hơn nữa khi bao gồm các DN phi chính thức. Điều này đòi hỏi cơ quan Hải quan có những giải pháp phù hợp hỗ trợ các DNVVN.
Về Xã hội: Giảm rủi ro về an ninh và tội phạm có tổ chức, giảm đói nghèo; vấn đề Di cư được kiểm soát; xã hội an toàn sau đại dịch.
Khi xã hội và thương mại phát triển, các hoạt động tội phạm đồng thời cũng ngày càng gia tăng. Cơ quan Hải quan là lực lượng được giao thẩm quyền trong phòng chống tội phạm buôn lậu và hàng giả. Tuy nhiên, các hoạt động tội phạm này được thực hiện với các phương thức ngày càng tinh vi, phức tạp, đòi hỏi các cơ quan Hải quan phải hoạt động tích cực hơn nữa để thích ứng với tình hình mới.
Về Công nghệ: việc sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin và công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, chuỗi khối… đang bùng nổ. Tự động hoá và Số hoá thủ tục được ưu tiên.
Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã có những tác động lớn đến việc sử dụng công nghệ thông tin và các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Các cơ quan Hải quan đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và số hóa các thủ tục, phân bổ nguồn lực hợp lý nhằm nâng cao chức năng nhiệm vụ thực thi của hải quan. Xây dựng Hải quan thông minh là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong việc phát triển biên giới thông minh, hợp tác toàn diện với các cơ quan chức năng khác và doanh nghiệp, tăng khả năng tương tác và kết nối của các hệ thống công nghệ thông tin. Các công chức hải quan được đào tạo chuyên sâu để thực thi nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của hàng hóa, thương mại điện tử và xuất nhập cảnh.
Về Pháp lý: Ưu tiên thực hiện các Công ước và Chuẩn mực quốc tế, cùng với sự ủng hộ toàn cầu về chủ nghĩa đa phương.
WCO là một tổ chức xây dựng chuẩn mực quốc tế, cung cấp cho các nước thành viên các công cụ hướng dẫn, hướng tới tiêu chuẩn hóa và hài hóa hóa thủ tục hải quan. Một số công cụ này có tính chất ràng buộc, chẳng hạn như Công ước Kyoto sửa đổi (RKC) hoặc Công ước HS, nhưng phần lớn các công cụ mang tính tự nguyện. Ngoài ra, WCO không xây dựng cơ chế giám sát hoặc kiểm soát để theo dõi việc thực hiện các tiêu chuẩn này.
Về Môi trường: Môi trường Thế giới sạch hơn, và chính sách được xem xét kỹ lưỡng thông qua đánh giá tác động môi trường; doanh nghiệp và các cơ quan hành chính đều phải báo cáo về kết quả thực hành bảo vệ môi trường.
Một khía cạnh quan trọng liên quan đến cuộc khủng hoảng Covid-19 là vấn đề môi trường một lần nữa được quan tâm hàng đầu. Đại dịch đã làm giảm các hoạt động của con người dẫn tới giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao nhận thức về những hậu quả tiêu cực của chúng đối với hành tinh nói chung và về sự cần thiết phải sửa đổi thói quen sản xuất và tiêu dùng.
Các sáng kiến của WCO và các cơ quan Hải quan đã thúc đẩy cam kết mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề môi trường. Việc xử lý chất thải và nguyên liệu tái chế đã được xem xét và đưa vào thực tiễn liên quan đến phân loại, trị giá và xuất xứ, đồng thời việc cập nhật các công cụ liên quan được đánh giá như một hành động ứng phó phù hợp với các đặc điểm của xu hướng thương mại mới.
Trọng tâm của Chiến lược của Hải quan trong giai đoạn 2022-2025
Đại dịch Covid-19 đã nâng cao vai trò chiến lược của cơ quan Hải quan như là cầu nối hiệu quả thương mại toàn cầu, là cơ quan đi đầu trong việc cải cách thể chế và hiện đại hoá quy trình nghiệp vụ, là kênh kết nối thông tin hiệu quả từ doanh nghiệp tới các cơ quan Chính phủ khác cũng như với Hải quan nước ngoài và WCO. Hải quan cần phát huy mạnh mẽ vai trò của truyền thông nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của Hải quan trong tiến trình phục hồi kinh tế.
Ứng dụng công nghệ thông minh để kết nối thu thập thông tin từ doanh nghiệp và các bên liên quan; ứng dụng thuật toán và phân tích dữ liệu (số lớn) trở thành công cụ quan trọng bậc nhất của Hải quan trong vấn đề đánh giá rủi ro, kiểm soát và tạo thuận lợi thương mại.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong bối cảnh đại dịch Covid-19, mặc dù có nhiều cơ hội, cơ quan Hải quan đang phải đối mặt với những thách thức trong xác định các lô hàng có nguy cơ rủi ro cao như ma túy và về vấn đề an ninh, an toàn trong môi trường thương mại điện tử. Chuỗi cung ứng thương mại điện tử có nhiều điểm khác biệt so với chuỗi cung ứng truyền thống, Hải quan cần áp dụng khả năng phân tích, dự báo dữ liệu, ứng dụng công nghệ định vị để kiểm soát và khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử tham gia vào các chương trình tuân thủ tự nguyện.
Bên cạnh Khung tiêu chuẩn về thương mại điện tử, WCO ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn thực hiện khung tiêu chuẩn và tuyển tập về các các thực hành tốt của các nước về thương mại điện tử trong đó có vấn đề thu thuế hàng hoá có trị giá thấp.
Phát triển bền vững, giảm thiểu khí thải CO2, kiểm soát vận chuyển rác và các loại hàng hoá vi phạm các Công ước đa phương về bảo vệ môi trường và thúc đẩy dịch chuyển hướng tới nền kinh tế tuần hoàn là vấn đề trọng tâm của Chiến lược Hải quan trong những năm tới.
Tin liên quan
Ngày Hải quan quốc tế 2025: Hướng tới hiệu quả, an ninh và thịnh vượng
16:43 | 12/12/2024 Hải quan thế giới
Ủy ban WCO và UPU: Cam kết nâng cao chất lượng dữ liệu, thúc đẩy trao đổi thông tin với Hải quan
16:34 | 29/11/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Việt Nam chú trọng nâng cao năng lực kiểm soát chống vũ khí hủy diệt hàng loạt
08:00 | 29/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Lan thu giữ hơn 1.000 kg cocaine
15:19 | 03/12/2024 Hải quan thế giới
Úc phá đường dây nhập lậu 2,34 tấn cocaine, bắt giữ 13 đối tượng
15:17 | 03/12/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Philippines hợp tác khu vực tư nhân thúc đẩy thương mại không giấy tờ
10:09 | 02/12/2024 Hải quan thế giới
Liên tiếp triệt phá âm mưu buôn lậu rượu
09:35 | 27/11/2024 Hải quan thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Hơn 500 kg ma túy đá giấu trong dầm thép nhập khẩu
08:27 | 18/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics