Trung Quốc lùi thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu phụ
Liên quan đến việc khôi phục hoạt động trao đổi cư dân biên giới, chiều 7/2, Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã trao đổi với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc). Theo ý kiến của Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) thời gian khôi phục hoạt động trao đổi cư dân biên giới (tại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới (ví dụ ở Lạng Sơn có các cửa khẩu phụ Tân Thanh, Cốc Nam, Na Hình, Bình Nghi...) sẽ phải lùi tới cuối tháng này, thay vì ngày 10/2 như đã thông báo.
Lực lượng chức năng đang kiểm tra chặt chẽ các xe hàng được chính thức thông quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị từ ngày 5/2. |
Lý do phía Trung Quốc đưa ra là Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) không đủ nhân sự vì nhiều cán bộ đang bị cách ly do dịch bệnh corona.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh cũng đang yêu cầu Sở Thương mại Quảng Tây sớm gửi công hàm chính thức để phía Việt Nam chủ động thông tin cho các địa phương biên giới cũng như thông báo để nhân dân, DN nắm được để có kế hoạch triển khai các hoạt động thương mại.
Được biết, hiện tại các cơ quan của các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc đã và đang tiếp tục làm việc cụ thể với chính quyền Thị Bằng Tường để có những giải pháp vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh virus corona vừa tạo điều kiện cho giao thương hàng hóa giữa hai nước Việt - Trung thuận lợi và trong thời gian sớm nhất.
Theo thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, trước tình hình dịch bệnh không ngừng gia tăng, nhiều địa phương ở Quảng Tây đã ra thông báo tạm dừng đón tiếp cư dân Trung Quốc từ các địa phương khác đến. Đáng chú ý ở một số địa phương tiếp giáp với Việt Nam như Sùng Tả, Phòng Thành Quảng đều tuyên bố tạm dừng một số hoạt động tập trung đông người.
Việc phía Trung Quốc tiếp tục lùi thời gian thông quan cũng sẽ khiến cho số hàng nông sản còn tồn đọng tại cửa khẩu Tân Thanh khó có lời giải. Ảnh: H.Nụ |
Cũng nhằm tích cực đẩy lùi đại dịch do virus corona gây ra, bắt đầu từ ngày 6/2, Ban Chỉ huy Tiểu tổ lãnh đạo phòng chống dịch bệnh của Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây bắt đầu công bố hoạt động quyên góp nhằm ủng hộ phong trào phòng chống dịch bệnh. Tại đây cũng thông báo rõ các kênh và hình thức tiếp nhận tiền và thiết bị vật tư y tế.
Như Báo Hải quan đã đưa tin, ngày 6/2, Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) cung cấp về việc Văn phòng điều phối thương mại – kinh tế đối ngoại Thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) thông báo từ ngày 10/2 (tức ngày 17 tháng Giêng) các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới của phía Trung Quốc sẽ chính thức mở trở lại để phục vụ hoạt động giao thương, XNK trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
Tuy nhiên, đến thời điểm ngày 7/2, do tình hình hình dịch bệnh tại Quảng Tây đang gia tăng (tăng 4 ca so với ngày 6/2). Trong đó, các địa phương của Quảng Tây giáp Việt Nam gồm Phòng Thành Quảng có 15 ca nhiễm bệnh và Bách Sắc có 3 ca nhiễm bệnh. Do đó, Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây thông báo sẽ tiếp tục lùi thời gian khôi phục hoạt động trao đổi cư dân biên giới tới cuối tháng này (tháng 2/2020- thay vì ngày 10/2 như thông báo phát đi ngày 6/2).
Nhận định về tình hình thông quan tại các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh, việc khôi phục hoạt động thương mại biên giới với Trung Quốc còn phụ thuộc vào việc bao giờ họ khống chế được dịch. Phía Trung Quốc cũng đang rất nỗ lực để phong toả dịch cũng là điều rất tốt nhằm tránh lây lan dịch. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh ở khu vực biên giới thì rất có thể hoạt động thương mại sẽ phải tiếp tục lùi lâu hơn nữa.
Mặc dù vậy, vị đại diện này cho biết, các cơ quan, ban ngành của tỉnh Lạng Sơn cũng sẽ tiếp tục làm việc, trao đổi cụ thể với chính quyền Bằng Tường, Trung Quốc để làm rõ hơn lộ trình.
Tin liên quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD
14:56 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
15:53 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, khó đạt kỳ vọng 800 tỷ USD
11:09 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng
16:17 | 12/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu tháng 11 đạt hơn 66 tỷ USD
14:43 | 11/12/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics