Tròn 1 năm WHO công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu - Thế giới đã đổi thay quá nhiều
![]() |
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại sự kiện công bố là đại dịch toàn cầu hôm 11/3/2020 ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: EPA |
Quyết định được đưa ra sau khi các chuyên gia của WHO thu thập được đủ bằng chứng, dữ liệu cho thấy chủng virus mới SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh từ người sang người. Đây được coi là bước nâng cấp cảnh báo, khi trước đó WHO đã coi COVID-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu - một quyết định mà cơ quan này cũng ít khi đưa ra. Những diễn biến nhanh chóng, dồn dập sau đó cho thấy tuyên bố của WHO là xác đáng và toàn diện.
Tại thời điểm ngày 11/3/2020, thế giới ghi nhận 119.000 ca mắc COVID-19, với hơn 5.000 ca tử vong, trong đó phần lớn là ở Trung Quốc Đại lục, với Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) là tâm dịch nóng nhất. Đúng 1 năm sau, tổn thất về người mà đại dịch gây ra đã lên tới con số rất ít người có thể nghĩ tới: Theo số liệu của trang worldometers.info, đến 6 giờ sáng 11/3 (giờ Việt Nam), số ca nhiễm trên toàn cầu là 118.591.858 ca, trong đó có 2.630.409 người tử vong.
Nhưng đúng như Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo hôm 11/3/2020 để công bố đại dịch toàn cầu, COVID-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, mà còn là một cuộc khủng hoảng (sẽ) tác động đến mọi lĩnh vực và mọi quốc gia, tổ chức, cá nhân đều phải tham gia vào cuộc chiến này. Một năm trôi qua, thế giới đã đổi thay quá nhiều, biến động quá nhiều vì COVID-19.
Những hệ lụy về kinh tế là điểm nhận thấy rõ nhất. Đại dịch làm đứt gãy các thị trường tiêu thụ trên toàn cầu, tạo ra cú sốc lớn nhất đối với kinh tế thế giới kể từ cuộc Đại suy thoái đầu những năm 1930. Chính phủ các nước buộc phải thực thi các biện pháp chưa có tiền lệ, từ cân nhắc đóng cửa, giãn cách xã hội để bảo vệ an toàn, ngăn chặn đại dịch, cho tới tung ra hàng loạt các gói cứu trợ, kích thích kinh tế lớn để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp.
Chịu tác động của COVID-19, kinh tế thế giới năm 2020 tăng trưởng âm khoảng 4,4%, mức tệ nhất trong hơn 80 năm gần đây. Đa số các nền kinh tế suy giảm, chỉ một số ít các quốc gia và vùng lãnh thổ như Việt Nam, Trung Quốc, Ai Cập, Đài Loan/Trung Quốc có tăng trưởng dương. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, với thiệt hại ước tính lên tới 28.000 tỉ USD tính đến năm 2025.
![]() |
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN |
Đại dịch tạo ra một loạt thay đổi trong đời sống thường ngày. Hơn một nửa dân số thế giới đang hoặc đã từng phải sống trong điều kiện bị phong tỏa, giãn cách, cách ly. Đeo khẩu trang đã trở thành thói quen, hình ảnh quen thuộc, kể cả với người Mỹ và nhiều nước phương Tây vốn trước đó rất “dị ứng” với dụng vật này.
Cách thức con người giao tiếp, làm việc, học tập cũng phải dịch chuyển thích ứng, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Ngoại giao truyền thống với các cuộc gặp mặt đối mặt giữa các nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao nhường chỗ cho ngoại giao trực tuyến. Làm việc từ xa, học trực tuyến cũng trở nên phổ biến, khi nhiều công ty, tập đoàn và trường học áp dụng, khuyến khích nhân viên, học sinh làm việc và học tập tại nhà để bảo đảm yêu cầu phòng bệnh. Thương mại trưc tuyến lên ngôi, chi phối hoàn toàn thương mại toàn cầu vì đại dịch.
Một năm đó cũng chứng kiến bước tiến đột phá của giới khoa học trong lĩnh vực vaccine, tạo ra niềm hy vọng mới để thế giới có thể không chế, tiến đến chấm dứt đại dịch. Ngày 18/11/2020 đánh dấu mốc quan trọng, khi Pfizer/BioNTech ra thông báo cho biết, vaccine do liên danh này nghiên cứu, phát triển có hiệu quả lên đến 95% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Đến ngày 12/12, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức cấp phép cho vaccine này, mở ra giai đoạn mới về đưa vaccine ra thị trường, tạo điều kiện để các nước bắt tay triển khai chương trình tiêm chủng. Tính đến ngày 13/3/2021, toàn thế giới đã tiêm ngừa được hơn 328 triệu liều vaccine, với tốc độ ngày một được đẩy nhanh, lên tới hàng triệu mũi/ngày.
Có tín hiệu tích cực từ vaccine, nhưng vẫn còn đó những lo ngại về biến thể mới của SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh, Nam Phi hay Brazil, với tốc độ lây lan nhanh hơn và độc tố mạnh hơn, được cho là có thể kháng vaccine mạnh hơn. Bên cạnh đó còn là những lo ngại về “chủ nghĩa dân tộc vaccine”, gia tăng bất bình đẳng giữa nước giàu với nước nghèo trong tiếp cận vaccine. “Chủ nghĩa này có thể phục vụ một số mục đích chính trị ngắn hạn. Nhưng nó sẽ là cách nhìn thiển cận và cuối cùng sẽ dẫm tới tự sụp đổ”, ông Tedros từng phát biểu.
COVID-19 là đại dịch toàn cầu, vì thế cần tới hợp tác toàn cầu và ứng phó toàn cầu, nhất là trong phân phối vaccine. Sẽ không một nước nào có thể tự mình giải quyết dứt điểm dịch bệnh nếu theo đuổi cách tiếp cận vị kỉ. Nói như Tổng Giám đốc WHO: Khi đám cháy lan rộng ra cả ngôi làng, một nhóm nhỏ vội vã sử dụng bình cứu hỏa để dập đám cháy nhà mình sẽ chẳng có ích gì. Lửa sẽ được dập nhanh hơn nếu tất cả mọi người đều có bình cứu hỏa và hợp tác cùng nhau.
Tin liên quan

Tính cấp thiết của việc đạt được Hiệp ước toàn cầu về đại dịch
08:27 | 03/06/2024 Nhìn ra thế giới

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề

Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Đồng Nai hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ

Hướng dẫn xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Tập trung triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt

Thông báo kết quả phân tích là cơ sở để xác định mã số hàng hóa

(INFOGRAPHICS) Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ
15:58 | 03/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan
21:36 | 02/04/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Tập trung triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Khuyến cáo các tổ chức nộp tiền thuế đã khấu trừ của cá nhân vào ngân sách

Cần tăng nặng mức phạt nếu vi phạm nhiều lần trong lĩnh vực thuế

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Đồng Nai hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2025-2030: Cơ hội từ FTA và bài toán cạnh tranh

Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

Thịt và trứng gia cầm được phép vào Singapore

Xuất nhập khẩu giữ vai trò dẫn dắt kinh tế quý I

5 giải pháp giảm thiểu tác động từ thuế đối ứng của Mỹ

Sát cánh chặn ma túy trên các tuyến biên giới

Hải quan phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển gần 16 kg ma túy tổng hợp

Công ty Tây Đại Dương bị đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Xuất nhập khẩu Phương Đức

Hải quan khu vực VIII triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Khởi tố 7 đối tượng trong vụ mua bán trái phép hàng nghìn hóa đơn

Hướng dẫn xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thông báo kết quả phân tích là cơ sở để xác định mã số hàng hóa

Mặt hàng nguyên liệu thuốc bắc có bị truy thu thuế giá trị gia tăng?

Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất - nguồn vốn vay không lãi suất

Hướng đến phân cấp quản lý thuế theo mô hình tổ chức mới

Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động được xử lý trong 3 ngày

VILOG 2025: Thúc đẩy ngành logistics bền vững và hiệu quả hơn

Thị trường bất động sản cho thuê còn nhiều hạn chế

Doanh nghiệp TPHCM nêu giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ

Tân cảng Sài Gòn tiếp tục đưa tàu về cảng Phước An

Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng có thể tiếp nhận đồng thời 2 tàu container lớn nhất thế giới
