Thuế quan không phải “chiếc đũa thần” thúc đẩy xuất khẩu rau quả
Xuất khẩu rau quả bật tăng tại hầu hết thị trường | |
VIệt Nam có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu | |
Chú trọng thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh |
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng Hiệp hội Rau quả Việt Nam |
Ông đánh giá như thế nào về kết quả XK rau quả từ đầu năm đến nay, đặc biệt là tác động của UKVFTA tới XK rau quả?
Về tổng thể trong 3 tháng đầu năm nay, XK rau quả tăng khoảng hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Lý do chủ yếu là bởi dịch Covid-19 đã đỡ căng thẳng hơn khi có vắc xin phòng bệnh. Vấn đề phong tỏa biên giới ở các nước tiêu thụ rau quả của Việt Nam giảm bớt đi, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa tốt hơn giúp cho kim ngạch XK rau quả các tháng đầu năm nay tăng trưởng khả quan. Trong khi đó năm trước tại thời điểm tháng 3-4/2020, rau quả không XK đi đâu được do dịch Covid-19 bùng phát.
Các FTA nói chung có tác động tích cực giúp tăng kim ngạch XK rau qủa của Việt Nam. Riêng về FTA Việt Nam-Vương quốc Anh, ngành rau quả XK sang thị trường Anh khoảng 1 triệu USD/tháng. Đây là con số còn khá khiêm tốn. Từ khi có Hiệp định UKVFTA, XK rau quả sang thị trường này tăng khoảng 20%. Dù tính tổng kim ngạch XK sang thị trường Anh tương đối khiêm tốn trong tổng số XK khoảng 3,5 tỷ USD mỗi năm của rau quả Việt Nam nhưng tăng trưởng như trên cũng là con số đáng mừng.
Dù có lợi về mặt thuế quan khi XK rau quả sang Anh cũng như nhiều thị trường khác đã ký kết FTA với Việt Nam, song hiện XK rau quả đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong vấn đề logistics. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?
Thuế là một trong những lợi thế nhưng không phải là “chiếc đũa thần”. Còn nhiều yếu tố khi thúc đẩy XK rau quả sang Anh cũng như các thị trường khác là mặt hàng của Việt Nam họ có thích hay không và hàng hóa có đáp ứng đầy đủ yêu cầu về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Bên cạnh đó từ năm 2020 đến nay, DN XK rau quả cũng phải đối mặt với khó khăn về logistics, thiếu container, thiếu tàu, thiếu phương tiện vận chuyển máy bay. Cước tăng quá cao nên nhiều thời điểm DN muốn bán hàng mà không bán được. Tình trạng này làm kìm hãm gia tăng XK sang nhiều thị trường khác nói chung chứ không riêng gì thị trường Vương quốc Anh. Trên thực tế, thuế giảm không có ý nghĩa gì so với chi phí logistics tăng quá cao. Trước đây, cước chỉ là 2.000 USD/container, còn hiện nay chi phí tăng lên tới 6.000-8.000 USD/container. Cước tăng như vậy, giá thành hàng hóa quá cao nên không có người mua.
Trên thực tế với DN, chỗ nào bán được hàng là họ sẽ tự động tìm đến. Vấn đề là Nhà nước phải cùng DN tháo gỡ bớt khó khăn để DN XK được nhiều hơn, đi được xa hơn.
Anh không phải là thị trường “dễ tính”. Theo ông, quá trình sản xuất rau quả của Việt Nam cần tiếp tục có những điều chỉnh, thay đổi như thế nào để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu đặt ra, thúc đẩy XK sang Anh nói riêng và nhiều thị trường khác nói chung?
Lâu nay, Việt Nam chỉ tập trung XK rau quả sang Trung Quốc vì thị trường này dễ dàng hơn nhiều thị trường khác. Tuy nhiên từ năm 2019 đến nay, Trung Quốc bắt đầu áp NK chính ngạch. Họ cũng đòi hòi chất lượng theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm mới mua. Người nông dân, DN XK đã nhìn lại mình, đặt ra yêu cầu phải tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP, GlobalGAP… Làm như vậy mới có nguyên liệu để XK.
Từ năm 2019, 2020 đến nay, các FTA như EVFTA, UKVFTA cũng góp phần tác động tới tư tưởng của người nông dân, phải làm sao để chinh phục thị trường, thay đổi phương thức sản xuất. Sự thay đổi đó bắt đầu từ từ. Ví dụ, diện tích rau quả trồng theo hướng an toàn trước đây chỉ là 5% thì nay dần dần lên 10-15%... theo đà mở cửa thị trường.
Năm 2020, sản xuất rau quả bắt đầu có chuyển biến rõ rệt thì dịch Covid-19 bùng phát gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa. Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều diện tích thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP nhưng không bán được vì DN không có container xuất hàng, không có xe lạnh chở nên hàng phải bán nội địa. Tuy nhiên, trong năm nay hoặc sang năm khi dịch được khắc phục, thông thương hàng hóa, những diện tích trồng theo hướng an toàn sẽ có đầu ra tốt hơn.
Ông có kiến nghị, đề xuất như thế nào nhằm hỗ trợ DN tận dụng tốt hơn các FTA trong thúc đẩy XK rau quả thời gian tới?
Tôi kiến nghị Nhà nước đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền cho nông dân cách trồng trọt an toàn, đáp ứng yêu cầu của các thị trường NK. Vấn đề cấp giấy chứng nhận VietGAP, Global GAP nhanh gọn, giảm chi phí.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh nghiên cứu về bảo quản hàng hóa, rau quả để có thể giảm lượng hàng phải vận chuyển bằng đường hàng không và tăng lương hàng XK bằng đường biển; mở rộng công nghiệp chế biến giúp DN mở rộng nhà máy chế biến. Với các mặt hàng rau quả tươi chưa XK được ngay thì có thể đẩy mạnh chế biến để bảo quản lâu.
Với vấn đề xúc tiến thương mại, đề nghị tổ chức nhiều hơn các hội nghị, hội chợ trực tuyến kết nối thương mại với khách nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế như hiện tại.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group: Doanh nghiệp có thể tranh thủ chiếm lĩnh thị trường Đặc điểm của thị trường Anh nói riêng và EU nói chung là tất cả rau quả từ Việt Nam đều có thể XK nếu có đơn hàng và đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật nước NK. Bởi vậy, tiềm năng thị trường rất lớn. Việt Nam ký FTA với Vương quốc Anh giúp rau quả Việt Nam duy trì được lợi thế về thuế quan. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của thị trường này, đặc biệt là ngưỡng tối đa thuốc bảo vệ thực vật rất ngặt nghèo nên khi XK phải kiểm soát kỹ để tránh rủi ro. Những DN có thế mạnh về vùng nguyên liệu, quản lý tốt về chất lượng có thể tranh thủ cơ hội, chiếm lĩnh thị trường.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam: Đề nghị Bộ Công Thương quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ UKVFTA Với nhiều FTA thế hệ mới, trong đó có UKVFTA, nhiều quy định về xuất xứ có sự thay đổi, cập nhật. Bởi vậy, ngoài sự chủ động của DN, phía cơ quan Bộ Công Thương cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể để các DN có thể tận dụng hết cơ hội do các hiệp định mang lại, trong đó có UKVFTA. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics