Thế giới trước bài toàn an ninh lương thực
Kinh tế thế giới trước nhiều rủi ro Dự báo châu Á-Thái Bình Dương tăng lương thực tế cao nhất thế giới Nỗ lực giải "bài toán" an ninh lương thực |
Hạn hán khiến nhiều người dân châu Phi bị thiếu ăn |
Số liệu vừa được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) công bố đã nêu bật bảo đảm an ninh lương thực đã trở thành một trong những vấn đề tối quan trọng và cấp bách hiện nay.
Bất ổn, xung đột và biến đổi khí hậu được cho là những nguyên nhân chính khiến nạn đói gia tăng. Thống kê cho thấy khoảng 58,1 triệu người đang thiếu lương thực trầm trọng ở khu vực vùng Sừng Lớn của châu Phi, trong đó 30,5 triệu người ở 6 nước Đông Phi gồm Djibouti, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda; số còn lại ở Burundi, CH Trung Phi, CHDC Congo và Tanzania. Sau những trận mưa lớn và lũ lụt do El Nino gây ra trong mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12/2023, đặc biệt là ở vùng Sừng châu Phi, lương thực lại càng ít ỏi. Hiện tượng El Nino và hạn hán lan rộng đặt ra nguy cơ ngày càng lớn đối với an ninh lương thực ở miền Nam châu Phi.
Còn tại Trung Đông, chưa bao giờ khu vực này rơi vào cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng như hiện nay, khi cuộc xung đột kéo dài ở Dải Gaza đẩy toàn bộ khoảng 2,3 triệu người ở vùng lãnh thổ Palestine này vào cảnh thiếu ăn, trong đó hơn nửa triệu người đói nghiêm trọng. Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), khoảng 11 triệu người ở Trung Đông không đủ lương thực hàng ngày. Đáng chú ý, nhiều tháng qua, Gaza nhận được chưa đến 50% lượng lương thực cần thiết.
Dù tỷ lệ đói nghèo và tình trạng mất an ninh lương thực đã giảm tương đối tại khu vực Nam Mỹ trong giai đoạn 2021-2022 song ở Trung Mỹ và Mexico, tỷ lệ đói nghèo vẫn giữ nguyên và tỷ lệ mất an ninh lương thực có chiều hướng tăng. Các quốc gia có tỷ lệ mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất trong giai đoạn 2021-2022 lần lượt là Haiti (82,6%), Guatemala (59,8%), Honduras (56,1%), Jamaica (54,4%) và Cộng hòa Dominica (52,1%).
Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế chỉ còn 6 năm nữa để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG), trong đó có mục tiêu “Không còn nạn đói” vào năm 2030, nhưng tiến trình đạt được mục tiêu này ngày càng chệch hướng. Nếu không có hành động quyết liệt, thì gần 600 triệu người trên thế giới sẽ vẫn phải đối mặt với nạn đói vào năm 2030. Do đó, hơn lúc nào hết các nước cần hành động ngay, nỗ lực giải quyết xung đột và gìn giữ hòa bình, đồng thời tăng đầu tư để bảo đảm hệ thống lương thực lành mạnh, công bằng và bền vững. Các phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp, canh tác hữu cơ, hệ thống nông lâm kết hợp và nền kinh tế tuần hoàn được cho là một trong những “chìa khóa” giúp ngăn chặn khủng hoảng khí hậu và mất đa dạng sinh học. Chỉ khi nào các nước tăng tốc chuyển đổi, thế giới mới có thêm tia hy vọng nhằm ngăn chặn thảm cảnh do nạn đói gây ra.
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng chặn đứng vụ nhập khẩu trái phép 600 m3 gỗ quý
10:44 | 26/12/2024 An ninh XNK
Hiệp định CEPA mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi
10:03 | 29/10/2024 Kinh tế
“Cửa sáng” xuất khẩu tới thị trường châu Á - châu Phi
08:20 | 19/06/2024 Kinh tế
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics