Tạo môi trường quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử ổn định, minh bạch
Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành phát biểu tại hội thảo. |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, dự thảo lần này đã được bổ sung những ý kiến góp ý của doanh nghiệp, cũng như các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, với mong muốn dự thảo mang tính toàn diện hơn, đảm bảo thực thi, Tổng cục Hải quan tiếp tục lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp của Nghị định này, qua đó tiếp tục hoàn thiện dự thảo trước khi được trình Chính phủ ban hành.
Theo Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành, hiện hoạt động thương mại điện tử vẫn đang diễn ra, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 tăng rất nhanh và sẽ tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, cơ quan Hải quan cũng nhận thấy có nguy cơ đối tượng lợi dụng gian lận thương mại. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xây dựng Nghị định đáp ứng hai yêu cầu vừa tạo thuận lợi vừa đảm bảo quản lý, kiểm soát.
“Doanh nghiệp thì mong muốn giảm chi phí, thông quan nhanh, cơ quan Hải quan vẫn phải đảm bảo công tác quản lý, không để tình trạng gian lận, đưa hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ vào nội địa. Trong khi thực tế, có hiện tượng chia nhỏ lô hàng để gian lận thuế. Chính vì thế thông qua xây dựng cơ chế chính sách sẽ tạo ra môi trường ổn định, minh bạch. Điều này cũng phù hợp với sự phát triển của loại hình này và nhiều nước trên thế giới đã có chính sách quản lý phù hợp”, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành nhấn mạnh.
Trên tinh thần đó, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các bên nghiên cứu kỹ dự thảo để thấy trách nhiệm của mình và góp ý vào dự thảo.
Hiện nay, qua đánh giá của cơ quan Hải quan có 4 vướng mắc chính trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử gồm: hồ sơ hải quan; thời gian thông quan; thông tin hàng hóa đến trước; quản lý chuyên ngành.
Cụ thể, về hồ sơ hải quan, người mua hàng không nộp hoặc xuất trình được chứng từ giấy liên quan đến trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (vì người mua thường thanh toán qua các thẻ ghi nợ, ví điện tử…) cho cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan, đặc biệt là các chứng từ nhằm chứng minh trị giá giao dịch của hàng hóa, cơ sở để cơ quan Hải quan xác định trị giá hải quan, thực hiện tính thuế.
Về tốc độ thông quan hàng hóa, do việc mua bán hàng hóa qua thương mại điện tử có xu hướng phát triển mạnh, vì vậy số lượng các lô hàng nhỏ tăng nhanh, theo đó cơ quan Hải quan cần có các giải pháp kỹ thuật hiện đại nhằm thúc đẩy quá trình thông quan hàng hóa, giảm nguy cơ ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu.
Về thông tin đến trước của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Để áp dụng được quản lý rủi ro trong việc quyết định kiểm tra, giám sát hải quan thì cơ quan Hải quan cần có thông tin trước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan Hải quan chưa có thông tin trước về hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử (thông tin đơn hàng, vận chuyển, thanh toán...) nên không đủ cơ sở thông tin để cơ quan Hải quan đưa ra quyết định miễn kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Về quản lý chuyên ngành, qua rà soát các văn bản liên quan đến việc quản lý chuyên ngành nhận thấy các văn bản đều có quy định các trường hợp được miễn cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành nhưng không có văn bản nào quy định về việc miễn cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử đặc biệt là đối với trường hợp cá nhân mua qua thương mại điện tử với số lượng nhỏ.
Theo đó, đối với các cá nhân mua hàng số lượng nhỏ phục vụ mục đích cá nhân vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về việc cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trong khi đó, hầu hết thủ tục cấp phép, điều kiện kiểm tra chuyên ngành của các bộ ngành liên quan quy định về hồ sơ thì chỉ có tổ chức xuất nhập khẩu mới có thể đáp ứng, điều này gây khó khăn đối với các cá nhân thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử.
Hội thảo trực tuyến tiếp tục ghi nhận nhiều ý kiến góp ý vào nội dung dự thảo Nghị định. |
Chính vì vậy, dự thảo Nghị định quy định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ về chính sách quản lý, chế độ nhằm đảm bảo công tác quản lý của cơ quan Hải quan hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; bảo đảm các nội dung quy định được rõ ràng, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, là cơ sở để quy định thủ tục hải quan cũng như việc triển khai thực hiện được đơn giản, minh bạch, công khai, thuận tiện, thống nhất.
Dự thảo Nghị định có các nhóm vấn đề lớn gồm: nhóm quy định chung; nhóm quy định về Hệ thống; nhóm quy định về chính sách quản lý mặt hàng; nhóm quy định về quản lý thuế; nhóm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến đơn hàng, thanh toán, vận chuyển đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử; nhóm quy định về thủ tục hải quan; về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; nhóm vấn đề về điều khoản thi hành.
Xung quanh nội dung dự thảo Nghị định, tại hội thảo, đại diện các sàn giao dịch thương mại điện tử, ngân hàng thương mại, các đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như: Amazon; Lazada; Napas, Ngân hàng TMCP Citibank; Ngân hành TMCP Công thương Việt Nam… đã đóng góp nhiều ý kiến về vấn đề phương thức trao đổi thông tin; định mức miễn thuế; hay thanh toán giao dịch…
Tin liên quan
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics