Facebook Twitter youtube Tiktok

Tạo khí thế và xung lực mới để ngành Thuế Thủ đô phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2025

(TCT online) -Chia sẻ với báo giới về Kết quả công tác thuế năm 2024; triển khai nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế năm 2025 tại Hội nghị gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, đại diện Lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội nhấn mạnh, kết quả nổi bật trên nhiều mặt công tác năm 2024 sẽ là tiền đề quan trọng, tạo ra khí thế và xung lực mới để ngành Thuế Thủ đô phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2025 được giao.
tao khi the va xung luc moi de nganh thue thu do phan dau hoan thanh toan dien ke hoach nam 2025

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế kiêm Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Vũ Mạnh Cường (thứ 4 từ trái sang) cùng Lãnh đạo UBND TP Hà Nội và Tổng cục Thuế tại Lễ ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Quản lý thu thực hiện cả năm 2024 đạt 479.034 tỷ đồng

Điểm lại và đánh giá bức tranh toàn cảnh kinh tế cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng, Cục Thuế Hà Nội cho biết, năm 2024 tình hình kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro đáng kể khi nhiều quốc gia vẫn duy trì chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế, xung đột địa chính trị tại nhiều khu vực đe dọa gián đoạn chuỗi cung ứng và thị trường năng lượng toàn cầu. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế tốt, các cân đối lớn được đảm bảo; Chính phủ tiếp tục triển khai các giải pháp gia hạn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, kinh tế trong nước vẫn đang phải gánh chịu áp lực từ tình trạng lạm phát gia tăng; giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh, nguồn nhân lực lao động thiếu hụt cục bộ; thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn thách thức, nợ xấu ở mức cao, tăng trưởng tín dụng thấp tạo sức ép rất lớn lên quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, tác động lớn đến phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân.

Trước bối cảnh đó, Cục Thuế Hà Nội đã chủ động bám sát sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội, của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2024 ngay từ những ngày đầu năm. Bên cạnh đó, Cục Thuế Hà Nội luôn nhận được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cấp, ban ngành, đặc biệt là sự phối hợp thường xuyên của các Cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương; sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao của toàn thể CBCC ngành thuế Thủ đô trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Vì vậy, công tác thuế năm 2024 của Cục Thuế TP Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực nổi bật với tổng thu ngân sách trên địa bàn TP Hà Nội do cơ quan Thuế quản lý thu thực hiện cả năm 2024 là 479.034 tỷ đồng, đạt 125,6% DTPL, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong năm 2024, Cục Thuế Hà Nội đã xây dựng được Hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về thương mại điện tử (TMĐT), tập trung quản lý thuế, quản lý đối tượng đối với các DN, hộ kinh doanh, cá nhân có phát sinh doanh thu từ hoạt động TMĐT. Đồng thời, Cục Thuế đã sáng tạo, triển khai nhiều giải pháp hiệu quả với phương châm quản lý thuế là: “Xây dựng cơ sở dữ liệu là nền tảng – Tuyên truyền, hỗ trợ NNT là trọng tâm – Thanh kiểm tra là then chốt, là mũi nhọn” để nâng cao công tác quản lý TMĐT trên địa bàn. Với việc xây dựng, phát triển Hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về hoạt động kinh doanh TMĐT, có thể khẳng định, từ chỗ chưa định danh được các đối tượng kinh doanh trên các nền tảng số, đến nay Cục Thuế đã có thể theo dõi từng hoạt động kinh tế phát sinh trên không gian mạng, theo dõi chính xác dòng tiền, các lần vận chuyển cũng như địa chỉ cửa hàng, cư trú của các tổ chức cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh TMĐT. Kết quả là đã định danh được 508.652 gian hàng, tăng 178.699 gian hàng, tăng 139% so với thời kỳ bắt đầu triển khai tháng 03/2024; số mã số thuế đã định danh là 432.181 mã số thuế, tăng 261.132 gian hàng, tăng 218% so với thời kỳ bắt đầu triển khai tháng 03/2024.

Đối với từng trường hợp, cơ quan thuế luôn xác định lấy việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là trọng tâm, xuyên suốt; hỗ trợ tối để hướng dẫn NNT chủ động thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế đối với NSNN. Chỉ đối với những trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ thuế, đã được tuyên truyền giải thích mà không chấp hành, Cục Thuế sẽ cương quyết xử lý theo quy định pháp luật để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, và bình đẳng.

Chia sẻ thêm thông tin với báo giới tại buổi gặp mặt về những kết quả tích cực trong quản lý thuế TMĐT, Cục Thuế Hà Nội cho biết, đến nay đã có 86.894 tổ chức, cá nhân được Cục Thuế Hà Nội rà soát, đưa vào quản lý thuế. Trong số này bao gồm 29.501 DN (gồm chủ sàn, DN trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển, doanh DN có web/app bán hàng, DN bán trên sàn TMĐT, tăng 53% so với cùng kỳ); 40.511 hộ kinh doanh trên sàn TMĐT, tăng 96% so với cùng kỳ; 16.882 cá nhân (gồm cả cá nhân tiếp thị liên kết, cá nhân đăng tải nội dung số, thu nhập từ quảng cáo) tăng 159% so với cùng kỳ. Tổng số thu NSNN đối với hoạt động thương mại điện tử lũy kế đến 31/12/2024 đạt 42.510 tỷ đồng, tăng 10.592 tỷ đồng so với thực hiện năm 2023 (tương ứng tăng 33%).

Cùng với đó, Cục Thuế Hà Nội đã nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác hỗ trợ người nộp thuế, phát triển thành công Ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế. Theo đó, sau 8 tháng nghiên cứu, Tổng cục Thuế đã chính thức triển khai thí điểm Ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội. Đây là một trong những phân hệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cho ra mắt nằm trong dự án tổng thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế mà Cục Thuế Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng.

Từ việc thực hiện tổng hợp, phân loại toàn bộ cơ sở dữ liệu về các quy định pháp luật, chính sách, thủ tục hành chính thuế (với 100 bộ luật, luật và các văn bản chuyên ngành), biên tập trên 15.000 câu hỏi … và được tinh chỉnh, kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo, Trợ lý ảo hỗ trợ NNT trả lời những câu hỏi của NNT một cách tự động, nhanh chóng, chính xác với nội dung chi tiết, dễ hiểu, tích hợp sẵn các mẫu biểu thủ tục hành chính hiện hành, những clip hướng dẫn trực quan, dễ hiểu, ngoài ra trợ lý ảo còn hỗ trợ xác định số thuế phải nộp của cá nhân, mức Lệ phí môn bài phải nộp. NNT có thể dễ dàng sử dụng, tương tác với Trợ lý ảo mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị công nghệ như smartphone, máy tính bảng, máy tính có kết nối mạng ngay trên Cổng thông tin điện tử ngành thuế và trên ứng dụng công dân Thủ đô số (iHanoi). Tính đến nay, số lượt vướng mắc được giải đáp trên ứng dụng Trợ lý ảo hỗ trợ NNT là trên 32 nghìn lượt hỏi - đáp.

Cũng theo Cục Thuế Hà Nội, trong năm 2024, ngành Thuế thủ đô Tiếp tục quản lý chặt chẽ đối tượng, đặc biệt là các trường hợp DN mới thành lập, phòng chống gian lận hóa đơn điện tử, đảm bảo giữ sạch địa bàn. Bên cạnh đó, Cục Thuế đã tăng cường giám sát rủi ro trong hoạt động mua bán và sử dụng hóa đơn điện tử thông qua việc rà soát các gói hóa đơn có dấu hiệu rủi ro từ khâu quản lý, kiểm tra tại bàn tới công tác thanh tra kiểm tra, thường xuyên rà soát đối với các DN có dấu hiệu rủi ro sử dụng hóa đơn bất hợp pháp từ các thông tin của cơ quan Công An, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân cung cấp, từ đó để chuyển thành các gói dữ liệu rủi ro cao về hóa đơn để triển khai rà soát toàn ngành, xác minh và xử lý kịp thời theo chức năng nhiệm vụ của Cơ quan thuế. Kết quả tính đến hết năm 2024, Cục Thuế đã rà soát 7.303/7.769 DN (tương ứng 43.922 hóa đơn), giá trị 5.940 tỷ đồng, thuế GTGT là 504 tỷ đồng, tỷ lệ rà soát đạt 94%. Số DN thực hiện xử lý về thuế là 5.331 DN, đạt tỷ lệ 73%, số thuế tăng thu, phạt: 190,9 tỷ đồng (thuế TNDN: 118 tỷ đồng, thuế GTGT: 66,7 tỷ đồng, tổng phạt: 6,2 tỷ đồng), giảm khấu trừ: 36,7 tỷ đồng, giảm lỗ: 267 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cục Thuế Hà Nội cũng đã triển khai hiệu quả và đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, không để xảy ra tình trạng DN lợi dụng chính sách hỗ trợ về thuế của Nhà nước để trốn thuế, chây ỳ, nợ đọng tiền thuế

“Cục Thuế Hà Nội tập trung đẩy mạnh việc áp dụng biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đồng thời triển khai xây dựng nhiều công cụ CNTT hỗ trợ các khâu nghiệp vụ trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế như: Triển khai điện tử hóa khâu gửi thông báo nợ đến NNT; Ứng dụng xác nhận nợ tự động và triển khai thực hiện trên toàn địa bàn, thực hiện điều chỉnh tiền chậm nộp điện tử và Ứng dụng ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng hình thức điện tử. Kết quả thực hiện đảm bảo chỉ tiêu do Tổng cục Thuế giao” – báo cáo của Cục Thuế Hà Nội nêu rõ.

Định hướng lớn cho năm 2025 với 6 nhóm giải pháp trọng tâm

Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2025 được giao, Cục Thuế Hà Nội cho biết, toàn ngành Thuế thủ đô sẽ tập trung triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025 với trọng tâm là đảm bảo bao quát nguồn thu, thu đúng - thu đủ - thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, chú trọng các giải pháp nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và mở rộng cơ sở thu. Theo đó, Cục Thuế Hà Nội tập trung theo dõi tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến số thu, tiến độ thu ngân sách cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế cũng như tình hình sức khỏe của DN để có biện pháp quản lý thu, chống thất thu phù hợp, hiệu quả. Mặt khác, duy trì hoạt động đối thoại với DN để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho NNT, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc thực thi chính sách pháp luật thuế, qua đó giúp DN, NNT duy trì ổn định, mở rộng và phát triển SXKD.

Với công tác chống thất thu thuế, Cục Thuế Hà Nội sẽ tập trung chống thất thu thuế đặc biệt ở các lĩnh vực rủi ro cao, đẩy mạnh công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, tập trung vào các DN có dư địa khai thác tăng thu lớn theo chuyên đề TMĐT, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, nhà đất, chuyên đề chống gian lận hoàn thuế, gian lận HDDT. Đồng thời, rà soát, chuẩn hóa, phân loại nợ, thực hiện các biện pháp xử lý, thu nợ thuế theo quy định theo hướng tập trung thu hồi các khoản nợ liên quan đến đất của các dự án do chính quyền địa phương quản lý; thực hiện hiệu quả công tác xử lý nợ theo Nghị quyết của Quốc hội; kết hợp giữa đôn đốc thu hồi nợ đọng với tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho DN, NNT.

Liên quan đến công tác tinh giản, sáp nhập bộ máy theo hướng tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả, Cục Thuế Hà Nội cũng sẽ tập trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết sẵn sàng cho tổ chức bộ máy mới vận hành trơn tru sau khi sắp xếp tinh gọn, đảm bảo không ảnh hưởng tới việc phục vụ người dân, DN song song với tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa công tác thu nộp, hiện đại hóa công tác quản lý thuế đối với các hình thức kinh doanh mới trên nền tảng kinh doanh số...

Tiến Dũng

Tin liên quan

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Ngày 1/7, Cục Thuế đã công bố danh sách lãnh đạo thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới. Cụ thể như sau:
Đo sự hài lòng của người nộp thuế năm 2025

Đo sự hài lòng của người nộp thuế năm 2025

Năm 2025, ngành Thuế tiếp tục triển khai “Đo sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế” nhằm giá khách quan chất lượng cung cấp ứng dụng dịch vụ hành chính công của cơ quan thuế, từ đó xác định điểm mạnh, hạn chế, nắm bắt yêu cầu, mong muốn của người nộp thuế (NNT).
Sắp xếp bộ máy phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp là dấu mốc quan trọng của ngành Thuế

Sắp xếp bộ máy phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp là dấu mốc quan trọng của ngành Thuế

Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Thuế Mai Xuân Thành tại hội nghị trực tuyến Công bố các Quyết định về tổ chức, cán bộ được Cục Thuế tổ chức vào ngày 1/7
Tên gọi, trụ sở, địa bàn quản lý của 350 thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh, thành phố

Tên gọi, trụ sở, địa bàn quản lý của 350 thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh, thành phố

Ngày 30/6/2025, Cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1378/QĐ-CT quy định tên gọi, trụ sở, địa bàn quản lý của 350 thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, áp dụng từ ngày 1/7/2025.
Những lưu ý khi sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Những lưu ý khi sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cấp để thực hiện thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.
Người nộp thuế không phải điều chỉnh thông tin khi địa bàn hành chính thay đổi

Người nộp thuế không phải điều chỉnh thông tin khi địa bàn hành chính thay đổi

Việc thay đổi địa chỉ của người nộp thuế theo danh mục địa bàn hành chính mới không bắt buộc người nộp thuế phải điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục Thuế

Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục Thuế

Ngày 30/6/2025, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục Thuế.
Sẵn sàng hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp

Sẵn sàng hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp

Ông Nguyễn Huy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực VIII trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính liên quan đến tổ chức bộ máy mới theo mô hình 2 cấp.
Đồng Nai: Cập nhật thông tin người nộp thuế theo danh mục địa bàn hành chính mới

Đồng Nai: Cập nhật thông tin người nộp thuế theo danh mục địa bàn hành chính mới

Chi cục Thuế khu vực XV (tại địa bàn tỉnh Đồng Nai) vừa có công văn thông báo đến người nộp thuế về việc cơ quan thuế thực hiện cập nhật thông tin địa chỉ của người nộp thuế trên hệ thống cơ sở dữ liệu theo danh mục địa bàn hành chính mới kể từ ngày 1/7.
Hướng dẫn xử lý thay đổi địa chỉ người nộp thuế do điều chỉnh địa bàn hành chính

Hướng dẫn xử lý thay đổi địa chỉ người nộp thuế do điều chỉnh địa bàn hành chính

Chi cục Thuế khu vực VIII vừa có thông báo gửi người nộp thuế cập nhật thông tin địa chỉ của người nộp thuế theo địa bàn hành chính mới và cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.
6 tháng đầu năm 2025: Chi cục Thuế khu vực I cán mốc số thu 375.891 tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2025: Chi cục Thuế khu vực I cán mốc số thu 375.891 tỷ đồng

Ngày 27/6, Chi cục Thuế khu vực I đã tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI giai đoạn 2020-2025 và sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025, đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Chi cục và kết nối trực tuyến tới 25 điểm cầu tại các Đội Thuế quận, huyện, thị xã, khu vực I.
Cơ quan thuế làm việc cả thứ Bảy, Chủ Nhật hỗ trợ người nộp thuế khi sắp xếp bộ máy mới

Cơ quan thuế làm việc cả thứ Bảy, Chủ Nhật hỗ trợ người nộp thuế khi sắp xếp bộ máy mới

Cục Thuế vừa ban hành Công văn số 1896/CT-VP chỉ đạo cơ quan thuế các cấp khẩn trương tổ chức bộ phận thường trực và đường dây nóng kịp thời hỗ trợ người nộp thuế (NNT) khi tổ chức, sắp xếp bộ máy. Để kịp thời triển khai công tác hỗ trợ NNT, cán bộ, công chức toàn ngành Thuế sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ trong 2 ngày nghỉ thứ Bảy (28/6) và Chủ nhật (29/6).
Sử dụng tài khoản định danh của tổ chức trong giao dịch thuế điện tử từ 1/7/2025

Sử dụng tài khoản định danh của tổ chức trong giao dịch thuế điện tử từ 1/7/2025

Theo Cục Thuế, từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân cấp theo Luật Căn cước sẽ sử dụng thay cho mã số thuế của cá nhân là người Việt Nam. Đồng thời, số định danh cá nhân của người đại diện hộ gia đình, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng được sử dụng thay cho mã số thuế của hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử là xu thế tất yếu giúp minh bạch thị trường, giảm chi phí thương mại và tăng tính cạnh tranh.
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Kể từ ngày 1/7/2025, khi cả nước chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được sắp xếp gồm 34 đơn vị trực thuộc. Trong đó, có 29 tổ chức hành chính làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập và 1 đơn vị có tính chất đặc thù.
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Trong ngày đầu hoạt động theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (ngày 1/7/2025), toàn ngành Hải quan đã giải quyết thủ tục cho 50.300 tờ khai.
Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Lãnh đạo Chi cục Hải quan khu vực XVI đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm cho 38 công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, đội và tương đương.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động