Facebook Twitter youtube Tiktok

Tạo cơ chế cho thị trường phát triển lành mạnh

(HQ Online) - Trước những vấn đề còn tồn tại, tiềm ẩn rủi ro của thị trường trái phiếu DN (TPDN), các chuyên gia khẳng định cần thiết phải sửa đổi các quy định pháp luật về TPDN để lành mạnh hóa thị trường, chứ không nên siết chặt, bóp nghẹt thị trường.
Nhiều nỗ lực chấn chỉnh sai phạm, lành mạnh thị trường chứng khoán
Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường vốn Việt Nam có sự phát triển và thành công vượt bậc
 Việc điều chỉnh chính sách cần hướng tới tạo cơ chế cho thị trường phát triển thay vì bóp nghẹt thị trường.  Ảnh: S.T
Việc điều chỉnh chính sách cần hướng tới tạo cơ chế cho thị trường phát triển thay vì bóp nghẹt thị trường. Ảnh: S.T

Điều chỉnh để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh

Ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia:

Nhiều ý kiến cho rằng hiện Việt Nam không có đơn vị nào giám sát quá trình sử dụng vốn của DN phát hành. Nhưng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không thể thực hiện được điều này vì mỗi năm có tới mấy trăm nghìn lượt phát hành. Nên DN phải có trách nhiệm đưa ra cam kết trong bản cáo bạch, bản công bố phát hành về việc dùng tiền vào việc gì và thực hiện đúng cam kết đó. Sau đó, ví dụ nhà đầu tư thông qua các quỹ đầu tư mua trái phiếu thì quỹ đầu tư đó phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn của DN.

Ông Trần Huy Doãn, Phó Phòng Đầu tư - Công ty Chứng khoán ACBS:

Để phát triển thị trường thì cần có những nhà đầu tư trái phiếu vững mạnh như các thị trường phát triển khác đã làm. Hiện hai quỹ bảo hiểm lớn là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế vẫn gửi tiền trong ngân hàng. Trong khi mục tiêu của thị trường trái phiếu là điều hướng dòng tiền từ ngân hàng đi ra các kênh dẫn vốn khác, trong đó có thị trường trái phiếu. Theo đó, Chính phủ cần ban hành quy định để các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầu tư lên thị trường trái phiếu, tiến tới nghiên cứu đầu tư cổ phiếu… Từ đó kích thích người dân tham gia đầu tư vào các quỹ này.

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhấn mạnh, với việc sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu, Chính phủ cần thể hiện mạnh mẽ thông điệp về việc lành mạnh hóa thị trường nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro chứ không thắt chặt, bóp nghẹt thị trường. Điều này là phù hợp với xu hướng về kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay. Bởi lẽ không nên vì một số trường hợp đơn lẻ, vài “con sâu” mà siết toàn bộ thị trường. Đồng quan điểm với ông Lực, LS Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty Luật SBLaw, nêu quan điểm sửa đổi Nghị định 153 là bịt lỗ hổng nhưng phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứ không nên tạo thêm nhiều thủ tục hành chính, gây cản trở hoạt động phát hành TPDN.

TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Hoạch định Chiến lược Đầu tư của Dragon Capital đánh giá, sự phát triển nhanh chóng của thị trường TPDN trong khoảng 5 năm gần đây là điều đáng mừng vì giúp chia sẻ gánh nặng về nguồn vốn trung, dài hạn cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với những vấn đề xảy ra trong thời gian qua, không nên buông lỏng mà cũng không nên kiểm tra, giám sát quá chặt mà nên tạo cơ chế để thị trường tự điều tiết, để nhà đầu tư hiểu được rủi ro nằm ở đâu.

Trong một báo cáo phát hành mới đây, Công ty xếp hạng tín nhiệm Việt Nam FiinRatings cho rằng nên khu trú và xử lý các DN có vấn đề thay vì đưa ra những biện pháp cứng rắn áp dụng cho toàn thị trường. Điều này giúp tránh tạo ra tác động tiêu cực mang hiệu ứng “domino” đến các tổ chức phát hành chấp hành tốt và minh bạch mà cả các nhà phát hành yếu với rủi ro cao nhưng đã chủ động minh bạch thông tin. Đồng thời tránh được các ảnh hưởng xấu đến tín dụng ngân hàng và sự tác động lan truyền sang cả thị trường chứng khoán như tình hình đã xảy ra tại Trung Quốc khi nước này áp dụng “3 lằn ranh đỏ” với các nhà phát triển bất động sản.

Đi vào vấn đề cụ thể, TS Lê Đạt Chí, trường Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng việc sửa đổi các quy định pháp luật trong thời gian tới cần lưu ý tới việc ngoài thị trường sơ cấp và người mua trái phiếu phát hành riêng lẻ thì khi TPDN được giao dịch, mua bán trên thị trường thứ cấp sau đó, ai sẽ mua đi bán lại, rủi ro thế nào… “Nếu để thị trường nợ sơ đẳng như hiện nay và nhà đầu tư quốc tế tham gia mua thì chuyện gì sẽ xảy ra khi có rủi ro dẫn đến sự đảo chiều của thị trường vốn? Cuộc khủng hoảng của các nước Đông Nam Á về hiện tượng rút vốn là một bài học. Trong khi dự trữ ngoại hối của chúng ta sử dụng cho các mục đích khác quan trọng hơn chứ không phải để bình ổn cho thị trường nếu có nguy cơ đảo vốn trong tương lai. Do đó, phải chỉnh đốn lại thị trường này” – TS Lê Đạt Chí kiến nghị.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cũng cho hay, ở các quốc gia trên thế giới, thị trường TPDN thứ cấp khá đặc biệt vì nhà đầu tư cá nhân biết rủi ro nhưng vì lãi suất cao nên họ vẫn tham gia sau khi cân đối giữa rủi ro và lãi suất. Nhưng tại thị trường TPDN Việt Nam, do còn mới mẻ, nhà đầu tư chuyên nghiệp chưa nhiều nên cần có quy định về điều kiện được phát hành trái phiếu. Đồng thời, cần chú trọng phát triển thị trường chứng khoán chưa chính thức (OTC), quy định điều kiện bán chứng khoán lần đầu và quy định mua đi bán lại của DN niêm yết. Điều này sẽ giúp tạo ra dòng chảy vốn tốt hơn.

Tạo cơ chế trong xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm là vấn đề đang được tranh cãi nhiều trong thời gian qua về việc có nên quy định bắt buộc hay không. Chia sẻ về vấn đề này, TS Cấn Văn Lực cho biết, tại các thị trường Singapore, Hàn Quốc, việc xếp hạng tín nhiệm không bị bắt buộc mà được khuyến khích trước khi phát hành TPDN. Cụ thể, Singapore khuyến khích xếp hạng tín nhiệm bằng cơ chế động lực kinh tế. Ví dụ như DN phát hành trái phiếu có xếp hạng tín nhiệm thì sẽ được hỗ trợ mức chi phí gấp đôi so với DN không có xếp hạng tín nhiệm.

“Nên phân loại các DN và quy định DN nào phải có xếp hạng tín nhiệm và DN nào thì khuyến khích, từ đó tạo ra cơ chế “cây gậy và củ cà rốt” rất hiệu quả. Tức là DN nào làm ăn tốt, công khai minh bạch sẽ chỉ khuyến khích, còn một số DN thì yêu cầu bắt buộc” – ông Lực nêu ý kiến.

Tuy nhiên, ông Lực cũng băn khoăn về việc nếu đưa ra yêu cầu bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm nhưng thị trường có quá ít công ty cung cấp dịch vụ này thì cũng không đáp ứng được nhu cầu. Do đó, cần cho phép thành lập thêm nhiều công ty và cho phép thêm một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm nước ngoài cung cấp dịch vụ để tạo sự cạnh tranh có sàng lọc. Quy trình thủ tục cũng phải bảo đảm nhanh gọn để không làm mất đi cơ hội và đáp ứng yêu cầu về vốn của DN. Ngoài ra cũng cần có quy định trách nhiệm của các bên liên quan, kể cả tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

TS Lê Đạt Chí cũng cho rằng quy định tại Nghị định 153 hiện nay chưa đủ, chưa đặt nặng vai trò, trách nhiệm, chuẩn mực, đạo đức trong hành nghề đánh giá tín nhiệm. Do đó, cần ban hành luật về xếp hạng tín nhiệm để nhà đầu tư có thể khiếu nại, khởi kiện đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong trường hợp đơn vị này làm không đúng chuẩn mực.

KHẢI KỲ

Tin liên quan

Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025

Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025

(HQ Online) - Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách trung ương năm 2025, Kho bạc Nhà nước (KBNN) thông báo kế hoạch đấu thầu 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ năm 2025.
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số

Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số

(HQ Online) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, thu ngân sách nhà nước (NSNN) lần đầu vượt ngưỡng 2 triệu tỷ đồng trong năm 2024, nhưng đồng thời đã thực hiện miễn, giảm gia hạn khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng tiền thuế và thu NSNN.
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025

Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025

(HQ Online) - Theo đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tình hình lạm phát năm 2025 vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động, nên cần lên kịch bản điều hành phù hợp.
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng

(HQ Online) - Ngày 2/1/2025, Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2025 đã diễn ra tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã thực hiện nghi lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2025.
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn

Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn

(HQ Online) - Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức do tình hình địa chính trị thế giới, TTCK Việt Nam trong năm 2024 vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi của năm 2023, duy trì đà tăng trưởng nhờ những yếu tố tích cực từ kinh tế vĩ mô.
10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024

(HQ Online) - Nhiều sự kiện như: Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC; tin tặc tấn công hệ thống của công ty chứng khoán VNDirect, PVOIL; Quốc hội thông qua Luật chứng khoán sửa đổi… đã được Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán đưa vào danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành chứng khoán năm 2024.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững

(HQ Online) - Đây là điều được Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được tổ chức chiều 18/12.
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Bộ Tài chính cho biết, áp dụng các giải pháp công nghệ, tăng cường công tác quản lý, giám sát đặc biệt đối với giao dịch là các giải pháp căn cơ, thiết thực góp phần tạo dựng thị trường chứng khoán công bằng, minh bạch, giúp hạn chế các hành vi gian lận và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho  đầu tư phát triển

Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển

(HQ Online) - Thị trường trái phiếu Việt Nam, nòng cốt là thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển của Chính phủ.
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

(HQ Online) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương đã có buổi làm việc với ông Wu Qing, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Giám quản Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) vào ngày 25/11/2024.
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

(HQ Online) - Chiều 4/11/2024, Đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

(HQ Online) - Với mục tiêu chung là thiết lập các thị trường vốn khu vực ASEAN sâu rộng, thanh khoản và hội nhập, Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) vừa tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch lần thứ 41 tại Viêng Chăn (Lào) vào ngày 21/10.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

(HQ Online) - Động lực chủ yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đến từ nhóm tổ chức tín dụng với giá trị phát hành chiếm 74% giá trị toàn thị trường.
Vốn ngoại đang đảo chiều?

Vốn ngoại đang đảo chiều?

(HQ Online) - Đà bán ròng của khối ngoại đang thu hẹp đáng kể, cùng những yếu tố tích cực từ nội tại và các chính sách mới được ban hành đang hỗ trợ cho sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

(HQ Online) - FTSE Russell vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường chứng khoán tháng 10/2024, trong đó, Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường nổi thứ cấp. Tại báo cáo này, FTSE Russell đánh giá tích cực về các giải pháp của Việt Nam, trong đó bao gồm mô hình thanh toán không yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Vượt qua điện thoại và linh kiện, những năm gần đây, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng Khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động