Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Không tác động nhiều đến tín dụng ngân hàng
Nhận định về việc cơ quan quản lý vừa có quyết định hủy kết quả 9 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp của 3 DN thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, theo thông tin công bố trên Cổng thông tin Trái phiếu doanh nghiệp, các khoản trái phiếu của các DN trên đều là các trái phiếu có tài sản đảm bảo bằng quyền sử dụng đất kèm chứng thư định giá hoặc bằng các tài sản thế chấp là cổ phiếu với giá trị theo chứng thư định giá có giá trị 130%-200% giá trị của các đợt huy động.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm đây hầu hết là các DN chưa niêm yết, do đó khả năng thanh lý tài sản đảm bảo sẽ có mức độ khả thi thấp hơn và mất nhiều thời gian trong quá trình xử lý thu hồi tài sản đảm bảo.
Trên thực tế, các lô trái phiếu trên phần nhiều đã được phân phối đến các nhà đầu tư cá nhân với các gói kỳ hạn và giá trị linh hoạt. Cùng với đó, trong 8 lô trái phiếu đã tiến hành công bố thông tin, 2 lô đã hoàn thành kỳ trả lãi đầu tiên cho các trái chủ.
Theo VBSC, điều này tiềm ẩn nhiều phức tạp trong quá trình huỷ các đợt phát hành trái phiếu của các DN trên. Do đó, cần thêm thời gian để chờ đợi các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý đối với hướng giải quyết dành cho các trái chủ.
“Trong trường hợp các cơ quan quản lý có thể phối hợp với Tân Hoàng Minh giải quyết ổn thỏa quyền lợi của trái chủ là tổ chức và cá nhân thì mức độ thiệt hại sẽ được giới hạn trong phạm vi hẹp. Ngược lại nếu Tân Hoàng Minh vỡ nợ hoặc phá sản thì lúc đó thị trường tài chính cũng như các ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng cho Tân Hoàng Minh sẽ chịu tác động lan tỏa mạnh hơn”, VCBS nhận định.
Về phía các ngân hàng, VBCS cho rằng tác động trực tiếp của việc hủy kết quả phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh là không nhiều. Đối với các ngân hàng với vai trò là bên mua trái phiếu, theo thông tin hiện có thì các tổ chức tín dụng đã tham gia mua ít nhất 3 đợt phát hành trái phiếu của nhóm Tân Hoàng Minh, tuy nhiên quy mô của 3.000 tỷ đồng trái phiếu của 3 đợt ở trên và 10.000 tỷ đồng trái phiếu của cả 9 đợt phát hành vẫn là mức có tỷ trọng thấp so với tổng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, đối với các DN bất động sản (BĐS), việc hủy kết quả phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh trong ngắn hạn sẽ tác động đa chiều đến khả năng huy động vốn của nhóm DN cùng ngành trên khi nhà đầu tư sẽ có góc nhìn chọn lọc kỹ càng hơn rất nhiều về điều khoản đi kèm của sản phẩm trái phiếu DN BĐS trong bối cảnh TPDN đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của các DN BĐS từ năm 2018 khi nguồn tín dụng cho BĐS bắt đầu được siết chặt.
Cơ hội cho các sản phẩm TPDN chất lượng
Ở một khía cạnh khác, đơn vị này cho rằng, sự kiện này là cơ hội để các sản phẩm TPDN chất lượng khẳng định được chỗ đứng với các nhà đầu tư chuyên nghiệp khi lãi suất huy động vẫn đang thấp hơn đáng kể thời điểm trước dịch. Qua đó, tạo tiền đề để thị trường TPDN tiếp tục thực hiện chức năng quan trọng của thị trường vốn - cung cấp nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế.
Nhìn rộng hơn, đứng từ góc độ cơ quan quản lý, đây là bước đi được cho là cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường TPDN trong dài hạn, theo sát mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả, có cơ cấu hợp lý, cân đối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu với thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 368/QĐ-TTg về Chiến lược tài chính đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 dư nợ thị trường TPDN đạt tối thiểu 20% GDP và 25% vào năm 2030.
Trong giai đoạn tới, việc sửa đổi Nghị định 153/NĐ-CP về phát hành TPDN riêng lẻ sẽ chú trọng những điều khoản siết chặt đối với các trái phiếu không tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán hoặc các trái phiếu có mục đích sử dụng vốn không rõ ràng, hoặc sử dụng sai mục đích huy động.
Nhìn chung, các động thái gần đây của các cơ quan quản lý với các sai phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán sẽ góp phần thanh lọc thị trường, gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán nói riêng và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nói chung.
Liên quan đến tác động của chất lượng TPDN đến chất lượng tín dụng hệ thống ngân hàng, chia sẻ từ góc nhìn của một đơn vị xếp hạng tín nhiệm, Fiin Ratings cho biết, theo số liệu của Fiin Ratings, quy mô tín dụng trái phiếu hiện ở mức 273,9 nghìn tỷ đồng vào cuối 2021, tức chỉ chiếm 2,16% tổng tài sản sinh lời và 2,63% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Do đó, các sự kiện hiện nay có khả năng sẽ không có tác động quá lớn đến vấn đề chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, yếu tố này sẽ là một rủi ro thấp nếu như những vấn đề liên quan đến các tổ chức phát hành đang được xử lý hiện nay được khư trú và tổ chức phát hành cũng như các bên liên quan như đơn vị bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ nỗ lực thực hiện các cam kết về nghĩa vụ trả nợ với một lộ trình rõ ràng nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Điều này trở nên quan trọng bởi tính đại chúng của kênh đầu tư TPDN đã không chỉ lớn về quy mô mà còn có sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp và cá nhân nhỏ lẻ thông qua hoạt động phân phối lại trái phiếu được phát hành dưới hình thức phát hành riêng lẻ từ các tổ chức liên quan như tư vấn và phân phối trên thị trường trong thời gian qua.
Còn tác động đến ngành BĐS, đơn vị này cho rằng, vấn đề quan trọng là áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn trong 2-3 năm tới đây. Quy mô dư nợ TPDN của ngành bất động sản khoảng 189 nghìn tỷ vào cuối năm 2021 và số liệu của Fiin Ratings chỉ ra rằng 73% giá trị này sẽ có điểm rơi đáo hạn vào 3 năm tới đây (2022 – 2024).
Theo Fiin Ratings, điều này không chỉ tạo áp lực trả nợ lớn hơn của các DN BĐS trong bối cảnh dần hồi phục sau Covid-19 và trước những thay đổi pháp lý và những sự kiện gần đây, mà còn tác động đến rủi ro thanh khoản của các đại lý phân phối có cam kết mua lại trái phiếu, chính là các định chế tài chính như công ty chứng khoán và ngân hàng.
Ngoài ra, áp lực trả nợ này có thể tác động đến rủi ro của thị trường cổ phiếu do cổ phiếu được cầm cố để làm đảm bảo cho trái phiếu hoặc được cầm cố để lấy nguồn mua trái phiếu chất lượng thấp hoặc có vấn đề như các cơ quan quản lý đã chỉ ra.
Tin liên quan
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics