Tận dụng CMCN 4.0 có thể làm GDP Việt Nam tăng thêm 28 - 62 tỷ USD
CMCN 4.0 có tiềm năng đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế. |
Theo Dự thảo Chiến lược Quốc gia về Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 đến năm 2030, CMCN 4.0 có tiềm năng đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế như: cắt giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất; tạo ra các mô hình kinh doanh có chi phí cận biên rất nhỏ; cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới…
Có thể nhận định rằng CMCN 4.0 là một cơ hội rất lớn để một quốc gia vươn lên trình độ phát triển cao hơn. Theo tính toán của Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG), nếu tận dụng được CMCN 4.0 có thể đem lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, đến năm 2030, GDP của nước ta có thể tăng thêm từ 28,5 - 62,1 tỷ USD, tùy theo mức độ ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp, tương đương với mức tăng thêm từ 7-16% GDP (so với kịch bản không tham gia CMCN 4.0).
CMCN 4.0 cũng sẽ làm tăng ròng từ 1,3 - 3,1 triệu việc làm, mặc dù có thể làm thay đổi cấu trúc việc làm trong nền kinh tế. Đến năm 2030, năng suất lao động tính bằng GDP/lao động sẽ tăng thêm từ 315 - 640 USD.
Tại Dự thảo Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0, Chính phủ đề ra những mục tiêu đến năm 2025 và 2030 cùng với đó là những hành động và nhiệm vụ cụ thể.
Đáng chú ý, mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam sẽ nâng cao chất lượng môi trường thể chế kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, Chiến lược đề ra mục tiêu duy trì xếp hạng về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Nâng cao Chỉ số chất lượng pháp luật thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu.
Với mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo của DN và nền kinh tế, hướng tới làm chủ một số công nghệ quan trọng của CMCN 4.0, dự thảo Chiến lược đề ra mục tiêu Việt Nam đạt tối thiểu 20% số DN ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ của CMCN 4.0. Trong các ngành ưu tiên, tỷ lệ DN ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ của CMCN 4.0 đạt tối thiểu 30%.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến 2025 kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Tổng đầu tư xã hội cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đạt ít nhất 1,5% GDP.
Với mục tiêu hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số; hoàn thiện hạ tầng kết nối, kỹ thuật số và chia sẽ dữ liệu, Chiến lực đề ra mục tiêu đạt mức Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam).
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Dự thảo Chiến lược nêu ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; Phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu, Phát triển nguồn nhân lực, Xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số; Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; Đầu tư, phát triển một số công nghệ cơ bản của CMCN 4.0.
Tin liên quan
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK