Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed |
Nguy cơ phản tác dụng khi Mỹ tăng cường thuế quan với Trung Quốc. |
Theo trang The Straits Times, việc Mỹ chủ trương áp thuế trên diện rộng có thể làm tổn hại đến người tiêu dùng và các công ty Mỹ, đồng thời không giúp làm giảm thâm hụt thương mại của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Trump đã tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 60% đối với các sản phẩm của Trung Quốc trên diện rộng và ít nhất 10% đối với các sản phẩm còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, người Mỹ sẽ không bắt đầu sản xuất áo phông, đồ chơi, đồ điện tử và hàng nghìn mặt hàng khác mà họ nhập khẩu với số lượng lớn từ Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.
Kể cả khi thành công, những mặt hàng này sẽ có giá quá đắt, vì thuế quan không chỉ được áp dụng cho sản phẩm cuối cùng mà còn áp dụng cho hàng hóa trung gian cần thiết để sản xuất. Thuế quan cũng sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, đẩy giá các mặt hàng mà Mỹ mua từ nước ngoài lên cao.
Trung Quốc có thể trả đũa bằng thuế quan của riêng mình đối với hàng hóa của Mỹ. Tuy nhiên, biện pháp này tiềm ẩn rủi ro khi người tiêu dùng, nông dân và nhà sản xuất Mỹ sẽ là những người thua cuộc lớn.
Lựa chọn thứ hai là các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ di dời phần lớn hoạt động sản xuất của họ sang các nước khác.
Lựa chọn thứ ba là Trung Quốc đồng ý tiến hành thương lượng để đi đến thỏa thuận. Đó là những gì đã xảy ra trong chính quyền Trump trước đây. Theo thỏa thuận giai đoạn 1 giữa Trung Quốc và Mỹ vào tháng 1/2020, Trung Quốc cam kết trong năm 2020 và 2021 tăng thêm 200 tỷ USD tiền mua hàng nông sản, sản xuất, sản phẩm năng lượng và dịch vụ từ Mỹ so với mức cơ sở của năm 2017.
Một nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính họ chỉ hoàn thành khoảng 57% các cam kết mua hàng vào cuối năm 2021. Sự gián đoạn kinh tế của đại dịch Covid-19 là một phần lý do dẫn đến tình trạng thiếu hụt.
Lần này, sự suy giảm kinh tế và nhu cầu tiêu dùng yếu ở Trung Quốc có thể khiến nước này gặp khó khăn trong việc đáp ứng các cam kết nhập khẩu lớn trong thời gian ngắn.
Mặc dù thuế quan đã dẫn đến việc giảm thâm hụt thương mại song phương của Mỹ với Trung Quốc vào cuối nhiệm kỳ của chính quyền Trump đầu tiên, nhưng thâm hụt thương mại chung của Mỹ đã tăng từ 481,2 tỷ USD vào năm 2016 lên 678,7 tỷ USD vào năm 2020.
Phần lớn thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc chỉ đơn giản là được chuyển sang thâm hụt thương mại cao hơn với các quốc gia khác, khi Mỹ mua thêm hàng hóa từ Đông Nam Á, Mexico…
Vì vậy, thuế quan - được tiếp tục trong chính quyền Tổng thống Joe Biden - đã không giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại mà chỉ làm tăng chi phí cho các công ty và người tiêu dùng Mỹ. Bàn “phản lưới nhà” này có khả năng sẽ tiếp tục để lại hậu quả nếu chính quyền ông Trump vẫn muốn duy trì.
Tin liên quan
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics