Tác động của gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ đến xuất khẩu nông sản
Theo trang tin Quotidiano của Italy ngày 11/3, tình trạng gián đoạn vận tải thương mại ở Biển Đỏ ngày càng trở nên có nguy cơ gây tổn hại đáng kể đến nền kinh tế của các quốc gia phụ thuộc vào trung tâm thương mại quan trọng này.
Tình hình khó khăn nảy sinh từ các cuộc xung đột ở Trung Đông giống như cháy rừng, cũng đang ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khu vực.
Tại Kênh đào Suez, chính các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen đã khiến lưu lượng hàng hóa giữa châu Á và châu Âu giảm rõ rệt (giảm khoảng 35% trong những tháng đầu năm 2024).
Cuộc tấn công của Houthi vào các tàu qua Biển Đỏ đang khiến nhiều công ty cho đến nay vẫn chuyển hàng qua Kênh đào Suez phải đổi hướng, định tuyến lại các tuyến đường tới Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, với tất cả những điều này kéo theo chi phí và thời gian.
Italy cũng phải chịu những tác động bất lợi của tình hình ở Kênh đào Suez và trên hết, lĩnh vực nông sản thực phẩm Made in Italy bị ảnh hưởng.
Thương mại giữa Italy và châu Á
Theo dữ liệu từ Báo cáo Ismea về thương mại nông sản của Italy với châu Á và tình hình tại kênh đào Suez, Italy là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới xuất khẩu nông sản sang châu Á, sau Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Đức.
Hơn nữa, chỉ trong 10 năm qua, xuất khẩu nông sản của Italy sang châu Á đã đạt mức tăng trưởng 128%, tương đương khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu nông sản Made in Italy (hơn 6 tỷ euro, tương đương khoảng 6,6 tỷ USD).
Khách hàng hàng đầu của Italy ở khu vực châu Á là Nhật Bản, tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc và Saudi Arabia.
Các sản phẩm Italy xuất khẩu sang châu Á
Các sản phẩm của Italy được xuất khẩu sang châu Á chủ yếu rượu vang, với khoảng 446 triệu euro cho riêng rượu vang đóng chai (8,5% tổng lượng xuất khẩu), cùng rượu vang sủi, với tổng số 119 triệu euro (5,6% tổng lượng xuất khẩu).
Đứng sau rượu vang là xuất khẩu: mì ống (332 triệu euro vào năm 2022, 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành); cà chua chế biến (230 triệu, chiếm 9,4% thị phần); pho mát (258 triệu, chiếm 7,2% thị phần của ngành); táo (181 triệu, 21% tổng kim ngạch xuất khẩu); kiwi (60 triệu, 12% tổng số).
Tuy nhiên, đối với nhập khẩu từ châu Á, năm 2022 chi tiêu của Italy là 4,9 tỷ euro, đặc biệt là cà phê, động vật có vỏ (sò, ngao...) và dầu cọ. Trong cán cân thương mại nông sản, thặng dư của Italy với châu Á là 1,2 tỷ euro.
Rủi ro cho nông sản thực phẩm Made in Italy
Tình hình bất ổn ở Biển Đỏ đòi hỏi việc tìm kiếm các tuyến đường mới cho hàng hóa qua lại giữa Italy và châu Á. Những thay đổi về tuyến đường buộc các tàu phải đi vòng quanh châu Phi, một tuyến đường dài hơn đáng kể, với chi phí đặt hàng tăng 40% và thời gian di chuyển tăng lên 7-10 ngày.
Đây là một vấn đề mà Italy không thể bỏ qua, do như Báo cáo của Ismea cho biết, chúng có thể "tác động gấp đôi đến thị trường."
Một phần sản phẩm dành cho các nước châu Á, đặc biệt là những sản phẩm dễ hư hỏng nhất, có thể được vào các cửa hàng truyền thống ở châu Âu, nơi có thể có những rủi ro về dư thừa và giảm giá.
Thương mại nông sản thực phẩm phải đối mặt với tình hình bất ổn không chỉ ở phía xuất khẩu mà còn ở cả nhập khẩu nguyên liệu thô và bán thành phẩm.
Sự suy giảm tiềm ẩn này có thể tạo ra sự suy giảm trong hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp thực phẩm quốc gia, chứ không chỉ tác động đến các chuỗi giá trị toàn cầu./.
Tin liên quan
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt
10:14 | 29/10/2024 Kinh tế
Chiếu xạ Toàn Phát đủ điều kiện chiếu xạ xoài và nhãn tươi xuất khẩu sang Úc
13:54 | 29/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Lạng Sơn: Đề xuất chia sẻ dữ liệu với Nền tảng cửa khẩu số để tạo thuận lợi xuất khẩu nông sản
08:55 | 25/05/2024 Hải quan
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics