Sớm sửa Luật Xây dựng để dân đỡ khổ
Tại Kỳ họp thứ 6, QH đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi). Đã có 102 lượt ý kiến phát biểu tại tổ và 24 ý kiến ĐBQH phát biểu tại Hội trường về dự thảo Luật. Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các vị ĐBQH.
Sửa Luật Xây dựng để đỡ phiền cho dân
Về phạm vi điều chỉnh của dự án Luật vẫn còn 2 luồng ý kiến. Có nhiều ý kiến tán thành với phạm vi điều chỉnh của Luật là hoạt động đầu tư xây dựng nhưng cần thể hiện gọn hơn. Loại ý kiến thứ hai cho rằng Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động xây dựng như là một hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, tránh chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của một số luật khác như Luật Đầu tư, dự án Luật Đầu tư công…
ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) bày tỏ, nếu sớm ban hành Luật Xây dựng (sửa đổi) thì chắc đã không có những bất cập trong quy hoạch, giải tỏa đường Kim Liên- Ô Chợ Dừa, đường Trường Chinh bị uốn cong như báo chí đưa tin; hay như “dự án Xuân Phương khiến nhiều người khổ sở bao nhiêu năm nay”. |
Tuy nhiên, theo ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này. Theo ĐB, còn thiếu 3 phần là quyết toán công trình (nhiều công trình hiện nay không quyết toán được); kiểm toán công trình (nếu không quy định là thiếu sót); quản lý sử dụng công trình (nếu không sẽ hư hỏng). Do đó, ĐB đề nghị phải quy định thêm 3 chương liên quan đến nội dung của 3 lĩnh vực trên.
Về quy hoạch xây dựng, qua phiên thảo luận của QH tại kỳ họp thứ 6, phần lớn ý kiến đồng ý với việc cần có quy định về quy hoạch xây dựng trong dự thảo Luật. UBTVQH cũng nhất trí với đa số ý kiến của các vị ĐBQH, bởi việc quy định nội dung quy hoạch xây dựng trong dự thảo Luật là kế thừa các quy định của Luật xây dựng hiện hành nhằm tránh khoảng trống pháp luật trong quản lý. Trên thực tế, không thể tiến hành đầu tư xây dựng công trình khi chưa có quy hoạch. Quy hoạch xây dựng để tạo tiền đề cho việc thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước có liên quan đến xây dựng.
Tuy nhiên, trong tương lai UBTVQH cho rằng, cần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về quy hoạch để điều chỉnh tổng thể các loại quy hoạch khác nhau, trong đó có đạo luật riêng về quy hoạch xây dựng.
Cho ý kiến về vấn đề này, ĐB Trần Ngọc Vinh cho rằng, trình tự các bước điều chỉnh quy hoạch còn chung chung chưa chi tiết, chưa định rõ bước đầu tiên đến cuối cùng cần phải làm gì và như thế nào. Theo ĐB, cần lấy ý kiến cộng đồng trong việc lập, thiết kế quy hoạch, trong đó cần lấy các ý kiến các Hội, Hiệp hội chuyên ngành để đảm bảo chất lượng các đề án, tránh sửa đổi, bổ sung nhiều lần, gây lãng phí.
“Cấp phép xây dựng còn hỗn loạn”
Về giấy phép xây dựng, tại Kỳ họp thứ 6, có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể hơn và khả thi hơn đối với điều kiện cấp giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng tạm. Có ý kiến đề nghị cần quy định rõ trường hợp nào không cần giấy phép xây dựng, đặc biệt là địa bàn nông thôn.
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng): “Cần lập cơ quan quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hiện nay các công ty tư vấn, “tư” thì ít mà “vấn” lại nhiều mọc lên như nấm, phải quy định chặt chẽ chứ không lại lặp lại vụ như PMU 18”. |
Theo ĐB Huỳnh Thành Lập (TP. HCM), nên có quy định cấp giấy phép cho xây dựng tạm, trong đó có thời gian cho dự án có thể từ 10-15 năm. Nếu trong vòng thời gian đó, chủ công trình tự tháo dỡ không phải đền bù, để đảm bảo lợi ích của người có quyền sử dụng đất.
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho rằng, cấp phép xây dựng và quy hoạch xây dựng là 2 công cụ quan trọng nhất, để kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dựng.
“Hiện nay việc cấp phép xây dựng nhiều nơi đang còn hỗn loạn. Cấp phép xây dựng phải được kiểm soát chặt chẽ nhưng phải cải cách thủ tục hành chính để thuận tiện, minh bạch, tránh tình trạng cơ quan cấp phép làm khó người dân, DN”, ông Tiến cho hay.
Liên quan đến từ ngữ trong dự thảo Luật, ĐB Lê Như Tiến đồng tình với ĐB Trần Ngọc Vinh về khái niệm “cấp phép xây dựng tạm” là không phù hợp với văn phong luật pháp, nên thay bằng “giấy phép xây dựng có thời hạn” thì phù hợp hơn.
Minh Anh
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics