Sai lầm của ông Trump tạo “cơ hội vàng” cho Nga và Trung Quốc
Chiến lược gia tăng sức ép của Mỹ lên Iran…
Tuyên bố trước công chúng ngày 8/5 tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Iran năm 2015. Theo ông Trump, Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) là một cuộc đàm phán tồi tệ mà Washington không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút khỏi thỏa thuận này và bắt đầu lại mọi thứ.
Mỹ không chỉ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà còn khẳng định sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế từng được dỡ bỏ khi tham gia JCPOA lên Iran. Làn sóng trừng phạt đầu tiên của Mỹ có hiệu lực ngày 6/8. Với động thái này, Washington cho rằng nền tài chính của chính phủ Iran sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn khiến các nhà lãnh đạo Tehran phải quay trở lại bàn đàm phán.
Bất kể Washington đánh giá thế nào về JCPOA, việc Nhà Trắng đơn phương rút khỏi một thỏa thuận đa phương như vậy có thể sẽ trở thành một trong những sai lầm địa chính trị nghiêm trọng nhất trong suốt một thập kỷ của Mỹ.
Chính sách của ông chủ Nhà Trắng trong việc tăng sức ép với Iran có một số vấn đề quan trọng cần xem xét mà trước tiên là những kỳ vọng của chính quyền Tổng thống Trump khi cho rằng các nhà lãnh đạo Iran sẽ nhượng bộ các đòi hỏi từ phía Mỹ.
Washington cho rằng việc phải đương đầu với những khó khăn ngày càng gia tăng về kinh tế, những cuộc biểu tình chống chính phủ và tình hình tài chính bất ổn sẽ khiến Lãnh tụ tối cao Iran - ông Ayatollah Ali Khamemei buộc phải bước vào một vòng đàm phán ngoại giao hạt nhân khác với Washington. Những người Mỹ ủng hộ chính sách cứng rắn với Iran cho rằng một Iran đang "đau đầu" với vấn đề kinh tế về lý thuyết sẽ hành xử giống như bất cứ quốc gia nào khác, đó là tìm mọi cách để thoát khỏi khó khăn này. Dù sớm hay muộn thì phía Tehran sẽ quay trở lại đàm phàn để chấm dứt những khó khăn chồng chất trong nước.
Tuy nhiên, khác với những gì Washington tính toán, Iran không dễ dàng từ bỏ. Thực tế thì việc phải đối mặt với sự cô lập về kinh tế và ngoại giao không phải là một vấn đề mới đối với chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo này. Trong gần 40 năm tồn tại, hiếm khi nào Iran không phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, chiến tranh và những kẻ thù trong khu vực. Quốc gia này đã trải qua một cuộc chiến đẫm máu trường kỳ với nước láng giềng Iraq những năm 1980 và vào thời điểm ấy, Tehran hầu như không có người bạn nào, không có sự ủng hộ từ bên ngoài cùng với một nền kinh tế kiệt quệ và một môi trường ngoại giao đầy rẫy những kẻ thù. Do đó, ngay cả những lệnh trừng phạt quốc tế mạnh mẽ nhất trong lịch sử cũng không đủ sức răn đe để hạn chế chương trình hạt nhân của Iran. Rõ ràng, chỉ khi Mỹ và EU đưa ra cho các quan chức Iran một con đường ngoại giao đủ khả năng giải quyết các bế tắc hiện tại thì Lãnh tụ Tối cao Iran - ông Khamemei mới chấp nhận đàm phán với Mỹ.
Chính quyền ông Trump dường như tự tin rằng chiến lược gia tăng sức ép ở mức cao nhất là giải pháp để đạt được thành công. Chiến lược này khá logic khi các quan chức trong chính quyền Tổng thống Mỹ cho rằng "két tiền" của Iran rồi sẽ cạn kiệt vì không có công ty nào đủ liều lĩnh để mạo hiểm lợi nhuận và danh tiếng của mình buôn bán với Iran khi Mỹ đưa ra các lệnh trừng phạt. Bên cạnh đó, cũng chính vì thông báo của ông Trump hồi tháng 5/2018 mà một số công ty của EU như Total, A.P, Moller-Maersk và Siemens đã lần lượt rời khỏi Iran và đang dần chấm dứt công việc làm ăn với quốc gia này.
… và những “ngư ông đắc lợi” từ các lệnh trừng phạt của Mỹ
Tuy nhiên, khi cấm các hoạt động kinh doanh và ra các đòn trừng phạt với Iran cũng như gây sức ép lên các công ty phương Tây rút khỏi thị trường này, Mỹ đã vô tình "tặng" cho những đối thủ chiến lược của mình là Nga và Trung Quốc một cơ hội vàng để lấp đầy khoảng trống mà Washington bỏ lại.
Các dự án khí đốt và dầu mỏ từng là những dự án chung giữa các công ty năng lượng Trung Quốc và phương Tây giờ có thể chỉ thuộc về Trung Quốc. Khi không còn phải cạnh tranh với các công ty Pháp, Anh và Đức tại thị trường này, Trung Quốc có một "cơ hội vàng" để thu về lợi nhuận tại một thị trường 80 triệu dân ở Iran.
Bắc Kinh hiện đóng vai trò là một nhà cho vay kiêm ngân hàng khổng lồ với các quốc gia như Sri Lanka và Venezuela. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược tương tự với Tehran nhằm can thiệp sâu vào vùng Vịnh Ba Tư quan trọng, kéo về phía mình một trong những nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới - Iran.
Nga cũng đang có được những lợi ích từ chiến lược Iran của Nhà Trắng. Dự trữ ngoại tệ của Moscow đang giảm đều do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU về vấn đề Ukraine. Tuy nhiên, việc 1 triệu thùng dầu của Iran không đến được EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á có thể giúp Moscow thu về khoản lợi nhuận ngắn hạn từ dầu mỏ do nguồn cung thấp và nguồn cầu cao.
Washington sẽ tiếp tục dựa vào Saudi Arabia trong việc tăng cường xuất khẩu dầu thô để đảm bảo sự thiếu vắng của dầu mỏ Iran trên thị trường toàn cầu sẽ không làm tăng giá xăng dầu của Mỹ lên quá cao.
Dù vậy, Nhà Trắng cũng nên sáng suốt trong việc tiếp tục giữ các kênh liên lạc mở với Iran đặc biệt trong thời điểm căng thẳng giữa Washington và Tehran đang sôi sục. Các quan chức Mỹ và Iran không thể đánh giá thấp sức mạnh của đối thoại để giải quyết xung đột. Thậm chí dù Mỹ thực hiện chính sách ngoại giao cứng rắn hơn thì đối thoại vẫn sẽ tạo nên một sức mạnh lớn. Là một doanh nhân, chắc chắn ông Trump hiểu được việc đàm phán với đối thủ sẽ có lợi hơn nhiều so với việc né tránh những vấn đề bên trong quan trọng mà vốn có thể sẽ được giải quyết qua các cuộc đối thoại.
Điều quan trọng nhất Mỹ hiện có thể làm là hiểu được bài học rằng: Trong môi trường chính trị toàn cầu, quyết định về một vấn đề có thể ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Vì thế, nếu một quyết định đưa ra là sai lầm, khả năng bảo vệ những lợi ích của Mỹ có thể bị suy giảm.
Tin liên quan
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh: Ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển ma túy tinh vi
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform