Quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh, thu nộp thuế sẽ được sửa đổi, bổ sung
Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan Hà Nam Ninh. Ảnh: H.Nụ |
Hiệu quả từ hiện đại hóa thu NSNN
Thực hiện Thông tư 184, cơ quan Hải quan đã triển khai phối hợp thu NSNN với 45 ngân hàng thương mại, trong đó có 39 ngân hàng đã triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 và 7 ngân hàng đã triển khai nộp thuế DN ủy quyền trích nợ.
Việc triển khai hiện đại hóa thu NSNN đã góp phần giảm thời gian nộp thuế, giảm thời gian thông quan giải phóng hàng, giảm chi phí cho DN. Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT vào công tác thu cũng đã giảm thời gian đối chiếu số liệu của cơ quan Hải quan. Thống kê cho thấy, các khoản thu NSNN qua Cổng thanh toán điện tử hải quan tăng lên theo từng năm và chiếm 99,7% tổng thu ngân sách của Ngành. Cụ thể, năm 2014 là 53%; năm 2015 là 62,86%; năm 2016 là 87,63% và năm 2022 là 99,7%. Những con số trên đã góp phần thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt hiệu quả tích cực.
Tại các văn bản chính sách pháp luật như: Luật Quản lý thuế, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế đều đã quy định rất rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế hiện đại, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác để từng bước hạn chế các giao dịch thanh toán bắng tiền mặt của người nộp thuế...
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Theo đó, cổng trao đổi thông tin là hệ thống kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Tổng cục Thuế.
Tuy nhiên, Thông tư 184 mới chỉ quy định cho tổ chức tín dụng tham gia phối hợp thu với cơ quan Hải quan và chưa quy định cụ thể phạm vi, đối tượng tham gia trao đổi thông tin thu nộp NSNN bằng phương thức điện tử đối với hàng hóa XNK giữa cơ quan Hải quan với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đối với cá nhân tham gia hoạt động XNK, cơ quan Hải quan vẫn triển khai thu bằng tiền mặt.
Trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, Tổng cục Hải quan cho rằng, cần phải mở rộng thêm phương thức thu nộp NSNN, để gia tăng tiện ích trong việc thanh toán thuế điện tử, đáp ứng xu hướng thanh toán hiện đại, thêm lựa chọn cho người nộp thuế, hướng tới giảm thời gian thông quan, chi phí cho DN và người dân khi tham gia hoạt động XNK.
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn
Theo Tổng cục Hải quan, khi mở rộng phương thức thu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả cơ quan Hải quan, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian và người nộp thuế. Trong đó, gia tăng tiện ích trong việc nộp thuế điện tử đối với hàng hóa XNK sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia. Ngoài ra, các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu thuế và thu khác đối với hàng hóa XNK cũng sẽ được thực hiện qua trung gian thanh toán.
Song song với đó, việc tạo thuận lợi tối đa cho nộp tiền thuế, phí mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện kết nối internet sẽ giúp người khai hải quan chủ động hơn, tăng tiện ích của dịch vụ hải quan, tăng thu NSNN. Đồng thời, với xu hướng sử dụng thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng phát triển nhanh chóng cũng sẽ giúp cho cá nhân sẵn sàng khả năng mở rộng kênh, hình thức; lực chọn nộp NSNN phù hợp với nhu cầu thực tế.
Theo Tổng cục Hải quan, việc mở rộng để phối hợp trao đổi thông tin thu NSNN đối với hàng hóa XNK gia tăng tiện ích cho người nộp thuế, gia tăng thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu.
Cụ thể, tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 184, cơ quan Hải quan đang soạn thảo gồm 3 Điều. Trong đó, tại Điều 1 dự thảo Thông tư sẽ sửa đổi, bổ sung điểm a, đ khoản 2 Điều 1; Điều 4; khoản 1 Điều 5; khoản 1, 4 Điều 9; khoản 10 Điều 10; khoản 2, 3 Điều 11; sửa đổi, bổ sung cụm từ tại Thông tư 184.
Đồng thời, bổ sung khoản 17 Điều 2; Điều 8a quy định về tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia thực hiện thu thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN trong lĩnh vực hải quan. Bổ sung Điều 13a quy định trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; khoản 16 Điều 14; Điều 17a quy định về thu, nộp NSNN qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Điều 25a quy định đối chiếu số liệu và xử lý sai sót giữa cơ quan Hải quan với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán...
Theo Tổng cục Hải quan, nếu như các quy định được điều chỉnh sửa đổi, bổ sung theo hướng tổ chức tham gia phối hợp thu NSNN đối với hàng hóa XNK thì sẽ đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ để trao đổi thông tin thu NSNN với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Đặc biệt, việc bổ sung đối tượng áp dụng cho các khoản thu nộp NSNN qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ với quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Nghị định 11/2020/NĐ-CP. Trong đó, tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có văn bản gửi cơ quan Hải quan nêu rõ các giải pháp CNTT để thực hiện trao đổi thông tin thu cũng sẽ không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính đối với người nộp thuế.
Tin liên quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
15:51 | 13/12/2024 Tài chính
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics