Quảng Trị giới tuyến chia cắt đất nước và hoạt động của lực lượng Hải quan
![]() |
Cầu Hiền Lương. Ảnh: ST. |
Sát cánh cùng dân tộc trên chặng đường đầy gian nan và oai hùng lịch sử ấy, Hải quan Việt Nam có mặt trên mọi tuyến đường Tổ quốc, thực thi nhiệm vụ bảo vệ nền kinh tế đất nước. Giai đoạn đất nước còn bị chia cắt, còn là cả một câu chuyện dài của lực lượng Hải quan ghi dấu hoạt động của mình tại vĩ tuyến 17 chia cắt đôi bờ Nam Bắc. Chúng tôi muốn nhắc đến vùng đất lửa Quảng Trị, và sự tham gia của lực lượng Hải quan trong suốt thời kỳ kháng chiến, bảo vệ và thống nhất đất nước.
Ngay sau khi tổ chức Hải quan Việt Nam được thành lập năm 1945, Quảng Trị đã có tổ chức Hải quan và hoạt động liên tục cho đến ngày nay. Năm 1954, theo Hiệp định Geneve, nước ta tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến, lúc đó tỉnh Quảng Trị bị chia làm hai: Phía Bắc sông Bến Hải là huyện Vĩnh Linh được thành lập đặc khu trực thuộc Trung ương, tương đương đơn vị hành chính cấp tỉnh. Phía Nam sông Bến Hải do chính quyền Mỹ - Ngụy Sài Gòn quản lý. Sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời, tổ chức Hải quan Hiền Lương và Chi sở Hải quan Vĩnh Linh - Quảng Bình được thành lập (1954 - 1965). Nhiệm vụ chủ yếu của Chi sở Hải quan Vĩnh Linh - Quảng Bình là làm thủ tục nhận thư từ, bưu thiếp của nhân dân hai miền Nam - Bắc trao đổi cho nhau qua cầu Hiền Lương theo Hiệp định Geneve.
Trong quan hệ kinh tế giữa hai miền, ở khu vực Vĩnh Linh đã mở 3 cửa khẩu trao đổi chính, đó là cầu Hiền Lương, bến đò Tùng Luật - Vĩnh Giang và Mũi Si - Vĩnh Thạch. Chủ trương của ta là khuyến khích các thương nhân nhập những thực phẩm cần thiết cho miền Bắc, nhất là gạo, xăng dầu..., cho đưa gạo ra bán tự do ở Liên khu IV. Trong số các cửa khẩu của Vĩnh Linh thì cửa sông Bến Hải là một trong những nơi trao đổi, buôn bán tấp nập nhất. Bên bờ Bắc là thôn Tùng Luật, bên bờ Nam là xã Trung Giang có chợ Thuỷ Bạn rất lớn. Hàng xuất của ta rất đa dạng như đồ mộc, hàng gỗ và thủ công từ Nghệ Tĩnh vào, thúng mủng, hàng mây tre đan, đồ mỹ nghệ chạm trổ...
![]() |
Chủ tịch Cuba Fidel Castro với các chiến sỹ đoàn Khe Sanh, Quân Giải phóng Trị Thiên Huế, trong chuyến thăm vùng giải phóng Quảng Trị, ngày 15/9/1973. Ảnh: TTXVN. |
Hàng đưa vào nhiều, tập kết ở Tùng Luật đợi trao đổi với bờ Nam. Hàng trong ra có nhiều hàng hoá Pháp, vải bông, lúa gạo, thực phẩm, bò, heo, gà vịt sống... Không chỉ có người dân đôi bên bờ Bến Hải trao đổi với nhau mà tư thương từ Huế cũng đi thuyền hàng ra tận chợ Thuỷ Bạn để bán buôn.
Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Từ thời gian này, Vĩnh Linh đã bước vào thời kỳ chiến tranh. Trong khu giới tuyến, ta vẫn duy trì hoạt động kiểm soát liên hợp ở Cửa Tùng, duy trì Đồn Công an ở Hiền Lương và dù địch vẫn phải chấp nhận sự hoạt động của Tổ quốc tế 76 trong những năm 1965-1966, nhưng nhìn chung tổ chức và hoạt động của Hải quan đã chuyển hướng cơ bản. Chi sở Hải quan ở Vĩnh Linh được Cục Hải quan Trung ương rút ra Hà Nội.
Năm 1972 sau Hiệp định Paris, tỉnh Quảng Trị hình thành hai vùng rõ rệt: Vùng giải phóng và vùng địch chiếm. Phía Bắc tiếp giáp miền Bắc xã hội chủ nghĩa, phía Tây giáp vùng giải phóng Hạ Lào rộng lớn, phía Nam giáp khu căn cứ cách mạng của tỉnh Thừa Thiên. Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam đặt trụ sở tại huyện Cam Lộ, Hải quan Nam - Bắc cầu Hiền Lương được thành lập phục vụ giao thương giữa miền Bắc và vùng giải phóng, đón tiếp các đoàn đại biểu quốc tế vào thăm Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam. Trong đó, nhiệm vụ của Trạm Hải quan ở Bắc cầu Hiền Lương là làm thủ tục cho người từ Nam ra miền Bắc, còn nhiệm vụ của Trạm Hải quan ở Nam cầu Hiền Lương là làm thủ tục cho người từ Bắc vào khu giải phóng Quảng Trị.
Ngày 14/9/1973, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản và Chính phủ cách mạng Cu Ba do đồng chí Phidel Castro dẫn đầu đến thăm Quảng Trị. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng đi với đoàn. Đêm 14/9/1973 là một đêm không ngủ, cán bộ Hải quan và Công an thức cùng các đoàn báo chí đến nghỉ nhờ và 6h sáng ngày 15/9/1973, toàn thể cán bộ chào đón đồng chí Phidel Castro. Đồng chí Phidel Castro đã đi thăm nhiều nơi như Hiền Lương, Cửa Việt, căn cứ 241 (Cam Lộ) và bày tỏ nỗi vui mừng vượt hàng vạn ki lô mét đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị Việt Nam - Cu Ba.
Tháng 4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Hải quan tiếp tục phối hợp cùng Công an làm thủ tục cho người và hàng hoá qua cầu Hiền Lương, chủ yếu là bộ đội, cán bộ và nhân dân từ miền Nam ra. Ngày 18/10/1975, Hải quan Nam - Bắc cầu Hiền Lương giải thể theo quyết định của Trung ương.
Gần ba năm triển khai công tác trên địa bàn Quảng Trị, trong bối cảnh rất đặc biệt và khó khăn, Hải quan Nam - Bắc cầu Hiền Lương đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình trong một giai đoạn lịch sử hết sức đáng nhớ.
Cũng trong giai đoạn 1973-1975, Trạm Hải quan Đông Hà - Cửa Việt được thành lập để làm nhiệm vụ tiếp nhận hàng viện trợ cho quân dân vùng giải phóng và chiến trường miền Nam. Cũng chính vì ở vị trí chiến lược là “cửa ngõ”, “đầu cầu”, nên ngay sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, cửa khẩu Lao Bảo đã được hình thành để vận chuyển hàng viện trợ, hàng quân sự phục vụ quân đội và nhân dân Lào. Hải quan cửa khẩu Lao Bảo được thành lập năm 1978. Là một đơn vị Hải quan cấp cửa khẩu, nhưng với vị trí quan trọng đặc biệt của mình, Hải quan cửa khẩu Lao Bảo là địa bàn hoạt động chủ yếu, là tổ chức tiền thân của Hải quan Bình Trị Thiên và Hải quan Quảng Trị sau này. Cũng chính nơi đây là môi trường rèn luyện để nhiều thế hệ cán bộ hải quan trưởng thành, là nơi đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nhiều công chức mẫn cán có nhiều kinh nghiệm cho Hải quan ba tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế. Đa số các cán bộ lãnh đạo cấp Cục, phần lớn cán bộ cấp phòng, chi cục và nhiều công chức nòng cốt của cục hải quan các tỉnh khu vực Bình Trị Thiên hiện nay hoặc đã nghỉ hưu đều ít nhiều đã từng sống và làm việc tại Hải quan cửa khẩu Lao Bảo trước đây và Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo sau này.
Ngày nay, Quảng Trị có vị trí chiến lược rất quan trọng, là tỉnh nằm giữa khúc ruột miền Trung, nằm trên trung lộ của các con đường chiến lược là Quốc lộ 1A, đường mòn Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc – Nam, Quốc lộ 9 qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nối cảng Cửa Việt với nước bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, là đầu cầu của Hành lang kinh tế Đông Tây - con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối lục địa Đông Nam Á và Nam Á. Đây là điều kiện để Quảng Trị biến những thách thức nghiệt ngã trong lịch sử chiến tranh thành cơ hội phát triển trong thời mở cửa hội nhập.
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của tỉnh Quảng Trị, quá trình phát triển của Cục Hải quan Quảng Trị là quá trình của đổi mới và phát triển, gắn liền với công cuộc xây dựng, mở cửa hội nhập của đất nước và quê hương Quảng Trị anh hùng… Hơn 40 năm đất nước thống nhất, vừa tròn 30 năm tái lập từ sau khi Hải quan Bình Trị Thiên chia tách, Cục Hải quan Quảng Trị đang có những bước tiến vượt bậc để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Ôn cố tri tân, nhớ lại chặng đường lịch sử đầy gian nan của hoạt động Hải quan trong dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, là cách để chúng ta lưu giữ, tự hào truyền thống, tiếp tục giữ niềm tin yêu để vững bước đi lên.
Tin liên quan

Quảng Trị: Thu giữ 130kg pháo vận chuyển trái phép
16:10 | 31/03/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Xuất nhập khẩu qua Quảng Trị diễn ra thuận lợi ngày đầu Xuân
09:35 | 05/02/2025 Hải quan

(PHOTO) Bắt đối tượng mang theo súng, đạn khi nhập cảnh qua cửa khẩu La Lay
10:57 | 20/01/2025 Multimedia

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn
20:54 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng
20:17 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp
11:25 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp
10:40 | 09/05/2025 Hải quan

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty
10:26 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu
10:23 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VIII chống gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa
07:15 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng
07:00 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan thực hiện soi chiếu 11.849 container
15:49 | 08/05/2025 Hải quan

Hải quan hướng dẫn khai báo chứng từ đính kèm khi làm thủ tục hải quan
08:52 | 08/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III tăng cường sử dụng camera, trang thiết bị để giám sát
20:41 | 07/05/2025 Hải quan

Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhẹ
14:24 | 07/05/2025 Hải quan

Sự cố hệ thống, Cục Hải quan hỏa tốc hướng dẫn khai hải quan
09:54 | 07/05/2025 Hải quan
Tin mới

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng