"Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản xứng tầm Đối tác Chiến lược sâu rộng"
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Otsuji Hidehisa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Tokyo đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu về thành tựu hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, những thế mạnh cần phát huy, triển vọng hợp tác trong tương lai.
- Đại sứ đánh giá thế nào về thành tựu hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 50 năm qua? Đâu là những thế mạnh cần phát huy?
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Trải qua 50 năm vun đắp và xây dựng, Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, trở thành một điểm sáng trong việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Hiện tại, Nhật Bản là nước tài trợ viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ hai, nhà đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Quan hệ chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, giáo dục và đào tạo ngày càng được tăng cường, đi vào chiều sâu và thực chất. Hoạt động văn hóa, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương ngày càng mật thiết, là nền tảng quan trọng, vững chắc thúc đẩy mối quan hệ ngày càng gắn bó và tin cậy giữa hai nước.
Nguồn vốn ODA của Nhật Bản góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, tạo động lực lan tỏa tích cực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững; hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Về đầu tư, Nhật Bản có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 70 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã có 106 dự án đầu tư sang Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 19,5 triệu USD.
Về thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2022 tiếp tục phát triển theo hướng cân bằng, đạt gần 50 tỷ USD và đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.
Phát triển nguồn nhân lực đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong hợp tác giữa hai nước. Hiện tổng số người Việt Nam tại Nhật Bản đạt gần nửa triệu người, đứng thứ hai trong số các cộng đồng người nước ngoài tại Nhật Bản, sinh sống, lao động và học tập tại tất cả các tỉnh/thành của Nhật Bản, là nguồn bổ sung quan trọng cho sự thiếu hụt nhân lực của Nhật Bản trong nhiều ngành nghề.
Sự giao lưu giữa các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân hai nước cũng ngày một trở nên gần gũi. Hiện có trên 40 cặp địa phương của Việt Nam và Nhật Bản ký kết các văn bản hợp tác với nhau.
Đặc biệt, nhiều địa phương Nhật Bản đã thành lập nhóm liên minh nghị sỹ, tổ chức hữu nghị của từng địa phương với Việt Nam. Các tổ chức hữu nghị hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy giao lưu với các địa phương trên nhiều lĩnh vực.
Nói tóm lại, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, xứng tầm Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng trên cơ sở chân thành, tình cảm, tin cậy, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, trên thế giới và vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Đây chính là thế mạnh mà hai nước cần tiếp tục phát huy.
- Đại sứ nhận định như thế nào về tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới cả trong quan hệ song phương cũng như phối hợp trên trường quốc tế, tại các diễn đàn đa phương?
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: 50 năm chưa phải là một giai đoạn dài trong lịch sử quan hệ giao lưu có bề dày gần 1.300 năm giữa hai dân tộc, nhưng đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc và toàn diện của Quan hệ Hợp tác Hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản. 50 năm qua, hai nước đã trở thành đối tác hết sức quan trọng của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung.
Khuôn khổ quan hệ liên tục được nâng cấp từ “Đối tác Tin cậy, Ổn định Lâu dài” (2002) lên “Hướng tới Quan hệ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở châu Á” (2006), “Quan hệ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Phồn vinh ở châu Á” (2009), “Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Thịnh vượng của châu Á” (2014).
Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, tổ chức gặp gỡ bên lề các hội nghị quốc tế và khu vực, từ đó củng cố quan hệ tin cậy giữa lãnh đạo hai nước, đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển hiệu quả trong quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Đại sứ Phạm Quang Hiệu trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN. (Ảnh: Đức Thịnh/TTXVN)
Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, các hội nghị ASEAN+, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM)...., đóng góp ngày càng tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phù hợp với đường lối đối ngoại tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Nhà nước Việt Nam.
Nhật Bản là nước đầu tiên trong Nhóm các nước Công nghiệp Phát triển (G7) đón Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), nước G7 đầu tiên thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (2009), nước G7 đầu tiên công nhận Quy chế Kinh tế Thị trường cho Việt Nam (2011) và cũng là nước G7 đầu tiên mời lãnh đạo Việt Nam tham dự Diễn đàn G7 mở rộng (2016). Như vậy, hai nước còn dư địa rất lớn để thúc đẩy quan hệ hơn nữa trên mọi phương diện.
- Hai bên đã phối hợp với nhau như thế nào để tổ chức kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản tại hai nước?
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tập quán và giao lưu từ lâu đời. Mối quan hệ này được các thế hệ vun đắp trở nên gắn bó chặt chẽ, thân thiết như ngày hôm nay. Người dân hai nước luôn cảm thông, chia sẻ, ủng hộ, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
Khi trận động đất, sóng thần lịch sử xảy ra ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản vào tháng 3/2011 gây ra những thiệt hại to lớn về người và của, phong trào chia sẻ quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản đã được tổ chức rộng rãi ở tất cả các tỉnh, thành phố của Việt Nam, được đông đảo nhân dân Việt Nam tham gia.
Về phía Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ hết sức quý báu, kịp thời của nhân dân Nhật Bản trong công cuộc kháng chiến chống xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc, cũng như trong thời kỳ Đổi Mới phát triển kinh tế xã hội.
Gần đây, khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam, Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản đã là quốc gia đầu tiên viện trợ vaccine phòng COVID-19 quy mô lớn cho Việt Nam (hơn 7,4 triệu liều) và nhiều vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ công tác phòng chống dịch của Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát ở cả hai nước, giao lưu hợp tác được nối lại và phát triển mạnh mẽ, Việt Nam và Nhật Bản có điều kiện thuận lợi để tăng cường hơn nữa giao lưu nhân dân, xây dựng nền tảng bền vững cho tương lai quan hệ. Nhiều sự kiện giao lưu văn hóa, du lịch, ẩm thực đang trở nên phổ biến tại các địa phương hai nước.
Các đại biểu tham quan Triển lãm ảnh "Việt Nam - Nhật Bản qua ống kính 4B". (Ảnh: Nguyễn Cúc/TTXVN)
Nhiều lễ hội lớn như Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, Lễ hội Việt Nam tại Kanagawa, Lễ hội Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.... đã trở thành sự kiện được tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo người dân hai nước tham gia, góp phần thúc đẩy giao lưu, hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước. Điểm nhấn là lễ kỷ niệm trọng thể sẽ được tổ chức tại mỗi nước.
Trong năm 2023, hai bên đã, đang và tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phong phú để kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao, giao lưu cấp cao và các cấp sẽ diễn ra sôi động, nhiều sự kiện giao lưu văn hóa quy mô lớn người dân hai nước mong đợi như Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, vở Opera “Công chúa Anio” tái hiện sự tích công chúa Ngọc Hoa được Chúa Nguyễn gả cho thương nhân người Nhật Bản Sotaro Araki...
- Theo Đại sứ, hai nước cần làm gì để quan hệ song phương tiếp tục phát triển trong thời gian tới? Xin Đại sứ cho biết trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản trong năm 2023, cũng như những năm tiếp theo?
Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Hai nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản có tính bổ sung cao, tiềm năng hợp tác còn lớn, còn nhiều dư địa để chúng ta thúc đẩy hợp tác, tăng cường liên kết kinh tế, đặc biệt là hợp tác thời kỳ hậu COVID-19. Nhật Bản là đối tác hết sức quan trọng để Việt Nam thực hiện 3 đột phá chiến lược, hiện thực hóa các mục tiêu, kế hoạch phát triển mà Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng.
Trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thúc đẩy triển khai thực hiện các thỏa thuận cấp cao, tập trung vào một số lĩnh vực.
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị tin cậy thông qua thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc các cấp nhất là cấp cao. Đặc biệt, trong năm 2023 kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, phối hợp với phía Nhật Bản thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ song phương bước vào giai đoạn phát triển mới, thực chất hơn, hiệu quả hơn.
Thứ hai, khai thác thế mạnh bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế, tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước, duy trì Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam về ODA, đầu tư, thương mại.... Tiếp tục vận động Nhật Bản cung cấp ODA thế hệ mới giúp phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế. Tranh thủ cơ hội doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn trong quá trình dịch chuyển sản xuất, đa dạng hóa chuỗi cung ứng để thúc đẩy làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, tập trung thu hút đầu tư chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản.
Thứ ba, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như Chuyển đổi Số, Kinh tế Số, Xã hội Số, Chuyển đổi Xanh....
Năm 2023 này, với hàng loạt hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao, chúng ta sẽ cùng nhìn lại quan hệ Việt Nam-Nhật Bản và kiến tạo nền tảng cho mối quan hệ ấy phát triển hơn nữa hướng tới tương lai, vươn tầm khu vực và thế giới với tư cách là những đối tác hợp tác cùng mang lại lợi ích cho nhau.
- Trân trọng cảm ơn Đại sứ./.
Tin liên quan

Chuyên gia: Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh toàn cầu năm 2023
08:16 | 26/12/2023 Sự kiện - Vấn đề

Việt Nam và Liên minh châu Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
08:41 | 21/12/2023 Sự kiện - Vấn đề

Chuyến thăm của Thủ tướng: Cột mốc mới trong quan hệ Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ
07:55 | 29/11/2023 Sự kiện - Vấn đề

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu

Kiểm tra việc lập hóa đơn điện tử từng lần bán lẻ xăng dầu

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua hàng không có dấu hiệu gia tăng

Doanh nghiệp bị cưỡng chế vì nợ thuế quá hạn

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
