Phân tích phân loại hàng hóa: Áp dụng quản lý rủi ro, nâng cao trình độ công chức thực thi
Khai thác thông tin liên quan đến thông báo kết quả phân tích trên hệ thống MHS. Ảnh: H.Nụ. |
Khó từ quy định...
Mặc dù các quy định, quy trình hướng dẫn về công tác phân tích phân loại đã tương đối cụ thể, đầy đủ, góp phần nâng cao tính pháp lý và thống nhất về kết quả phân tích trong toàn ngành Hải quan, nhưng trong quá trình áp dụng vào thực tế lại phát sinh bất cập, cần kịp thời có giải pháp tháo gỡ.
Theo ông Bùi Tuấn Hải, Phó Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan, khái niệm “chưa đủ cơ sở để xác định” theo hướng dẫn tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, Thông tư 14/2015/TT-BTC rất rộng và mở, là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến thực trạng các đơn vị địa phương gửi mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại tràn lan, chưa tập trung vào mẫu thực sự có gian lận về mã số, gây tốn kém, lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, việc tra cứu trên dữ liệu để có cơ sở xác định đúng tên hàng, chủng loại, bản chất, công dụng, mã HS không thể hiện thông tin về nhà sản xuất, thông tin về nhà NK và đặc biệt là không cùng người khai hải quan (do các đơn vị hải quan địa phương khác nhau, gửi mẫu của những DN khác nhau).
Theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC: “Cơ quan Hải quan sử dụng kết quả phân tích, giám định của lô hàng này để thực hiện thủ tục hải quan cho các lô hàng tiếp theo của chính người khai hải quan có cùng tên hàng, xuất xứ, mã số hàng hóa khai báo NK từ cùng một nhà sản xuất”. Tuy nhiên thực tế thì số lượng hàng hóa lặp lại cả 4 tiêu chí: Tên hàng, xuất xứ, nhà sản xuất, mã số hàng hóa là không nhiều. Cũng tại Thông tư 14/2105/TT-BTC quy định việc phân tích, phân loại tại Cục Kiểm định hải quan (trường hợp ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa) chỉ được 10 ngày, hồ sơ lớn hơn 2 mẫu thêm 10 ngày. Thực tế các yêu cầu phân tích phân loại thường lớn hơn 2 mẫu và vừa yêu cầu phân tích, phân loại rất khó khăn và áp lực cho thời gian ban hành.
Biểu thuế XNK ưu đãi đã có nhiều sửa đổi, giảm các mức thuế (theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP là 36 mức) nhưng vẫn còn một số trường hợp khó phân loại, chưa có tiêu chí cụ thể để phân biệt, đơn vị có khả năng giám định rất hạn chế.
Ông Bùi Tuấn Hải đưa ví dụ đối với mặt hàng Bari sulfat tự nhiên (2511.10.00 TS 3%) và Bari sulfat tổng hợp (2833.27.00 TS 5%), mặt hàng lưu huỳnh thăng hoa, kết tủa; mặt hàng thép cốt bê tông.
Bên cạnh đó, các dòng hàng mức thuế bằng nhau, nhưng để phân loại xác định chính xác dòng hàng lại gặp nhiều vướng mắc, ví dụ như tấm thép đã sơn với phủ plastic, vecni, thép định hướng hay không định hướng; vecni chịu nhiệt trên 1000C (loại không dùng trong nha khoa). Với những trường hợp này, mặc dù tài liệu đã có cơ sở để phân loại hàng hóa, nhưng do có rủi ro về mã, về thuế suất nên muốn xác định thật chính xác mã số hàng hóa bắt buộc phải gửi đi giám định, dẫn đến nhiều mẫu hàng được gửi lặp lại, phát hiện sai mã số nhưng không ảnh hưởng đến thuế suất, ông Bùi Tuấn Hải nhấn mạnh.
... đến thực tế
Thời gian qua tại một số đơn vị hải quan, CBCC thực thi còn lúng túng trong việc hiểu và áp dụng thông báo phân loại đã có của Tổng cục Hải quan cho mặt hàng tương tự. Với áp lực về thời gian thông quan, công chức hải quan thường xuyên thay đổi vị trí công tác, hàng hóa ngày càng phức tạp, nhiều chủng loại, nhiều tính năng, công dụng tích hợp. Để thông quan hàng hóa nhanh, giảm trách nhiệm, với những mặt hàng mặc dù hồ sơ đã đủ thông tin để phân loại, nhưng vì bằng mắt thường không thể xác định được nên công chức hải quan yêu cầu được gửi mẫu đi phân tích phân loại.
Công tác tra cứu cơ sở dữ liệu phân loại áp mã trong thông quan còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa thuần thục dẫn đến việc thực hiện các quy trình chưa nhất quán nên vẫn lấy mẫu gửi phân tích phân loại. Tốc độ tra cứu, cập nhật chức năng trên hệ thống MHS rất khó do tốc độ xử lý của hệ thống rất chậm (từ 2-3 giờ).
Đại diện Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết, trình độ nghiệp vụ phân loại hàng hóa của CBCC hải quan còn hạn chế ở nhiều lĩnh vực như thương phẩm học, cơ khí, công nghệ điện tử… Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, bên cạnh đó áp lực thông quan hàng hóa nhanh, tạo thuận lợi cho DN nên công chức thừa hành gặp nhiều khó khăn về nghiệp vụ phân loại, xác định áp mã số khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Còn tại Cục Hải quan Đồng Nai lại gặp vướng mắc khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa để phân loại, xác định tính chính xác của mã số khai báo. Đại diện Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, tại đơn vị vẫn còn phát sinh các trường hợp mặt hàng tương tự áp vào các mã số thuế khác nhau tại các cục hải quan tỉnh, thành phố, do thiếu phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ cơ quan Hải quan tra cứu áp mã số thuế và cơ chế phối hợp giữa các cục hải quan với nhau.
Trao đổi về vấn đề này, ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn nhấn mạnh, hiện nay có một số DN lợi dụng khai tên hàng, mã số HS giống hệt theo một số kết quả phân tích, phân loại đã có trước. Do đó, nếu chỉ kiểm tra chi tiết hồ sơ, thì rõ ràng mã HS DN khai báo phù hợp với tên hàng NK, nhưng thực tế có thể hàng hóa thực NK lại khác hoặc không hoàn toàn đúng như hàng hóa khai báo.
Đại diện nhiều đơn vị nghiệp vụ và cục hải quan tỉnh, thành phố đề nghị thời gian tới cần đào tạo, đầu tư trang thiết bị cho các chi cục kiểm định nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phân tích, phân loại, kiểm định. Đặc biệt, cần thống nhất phương pháp kiểm tra, tiêu chí phân tích, giám định… mà trọng tâm, trọng điểm vào những mẫu hàng có độ rủi ro cao về mức thuế.
Hầu hết đại diện các đơn vị hải quan lớn như: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh… đều cho rằng, biện pháp lâu dài để nâng cao hiệu quả công tác phân tích, phân loại phải cần đi vào thực chất và có hệ thống. Cụ thể, cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong việc lấy mẫu gửi phân tích phân loại, chỉ những trường hợp có độ nghi ngờ nhất định mới tiến hành lấy mẫu phân tích phân loại. Cần xây dựng và triển khai sổ tay kiểm định để thống nhất phương án kiểm tra các mặt hàng nhạy cảm, thống nhất tiêu chí phân tích, giám định, tránh việc gửi giám định không đúng yêu cầu, phụ thuộc vào cơ quan giám định.
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan phổ biến chế độ tài chính, tiêu chuẩn xếp ngạch cán bộ, công chức
16:39 | 25/10/2024 Hải quan
Gần 170 công chức Hải quan TPHCM hiến máu nhân đạo
13:37 | 11/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trẻ
15:49 | 10/10/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics