Facebook Twitter youtube Tiktok

Nỗ lực kéo giảm thời gian thông quan hàng hóa

(HQ Online) - Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ đặt ra mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới năm 2019 của Việt Nam lên từ 3-5 bậc. Với vai trò Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã và đang tích cực triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp.
no luc keo giam thoi gian thong quan hang hoa Thời gian thông quan hàng hóa qua cửa khẩu TPHCM giảm rõ rệt
no luc keo giam thoi gian thong quan hang hoa Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV III: Nhiều giải pháp kéo giảm thời gian thông quan hàng hóa
no luc keo giam thoi gian thong quan hang hoa Quảng Ninh: Thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu giảm đáng kể
no luc keo giam thoi gian thong quan hang hoa Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá thời gian thông quan đã cải thiện
no luc keo giam thoi gian thong quan hang hoa
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Cục Hải quan Lào Cai) giám sát phương tiện, hàng hóa XNK tại cửa khẩu đường bộ quốc tế số 2 Kim Thành. Ảnh: T.Bình.

“Chỉ số khó nhằn”

Báo cáo Môi trường kinh doanh được Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện thường niên từ năm 2001 đến nay trên toàn thế giới. Trong đó “Giao dịch thương mại qua biên giới” là một trong 11 chỉ số đánh giá. Theo Tổng cục Hải quan, chỉ số này đo lường thời gian và chi phí thực hiện toàn bộ quá trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Năm 2018, chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam xếp hạng 100.

Theo phân tích chi tiết về thời gian và chi phí giao dịch thương mại qua biên giới của đại diện WB tại Hội nghị “Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” (tháng 7/2018), thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan chỉ chiếm 11% đối với hàng nhập khẩu, 4% đối với hàng xuất khẩu trong tổng thời gian thực hiện các thủ tục giao dịch thương mại qua biên giới. Mặt khác, chi phí liên quan đến kiểm tra hải quan và chi phí thuê môi giới hải quan chỉ chiếm 11% đối với hàng nhập và 10% đối với hàng xuất trong tổng chi phí thực hiện các thủ tục giao dịch thương mại qua biên giới.

Trong khi đó, phần thời gian và chi phí còn lại thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành và cơ quan hữu quan khác như doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng, doanh nghiệp vận tải, Logistics… Riêng chi phí xếp dỡ, lưu kho tại cảng và chi phí Logistics chiếm đến 64% đối với hàng nhập, 63% đối với hàng xuất.

Như vậy, có thể thấy “Giao dịch thương mại qua biên giới” là một trong những chỉ số khó và phức tạp nhất, liên quan đến nhiều bộ, ngành và nhiều đơn vị liên quan.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Thời gian qua, triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02/NQ-CP, Bộ Tài chính đã nghiêm túc đề xuất và chủ động triển khai hàng loạt giải pháp.

Cụ thể, ban hành Quyết định số 90/QĐ-BTC về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP. Trong đó, nêu rõ các nhiệm vụ, các hoạt động cần phải thực hiện; phân công chi tiết cho từng đơn vị; thời gian hoàn thành cho từng hoạt động và yêu cầu báo cáo tiến độ theo từng quý…

Bộ Tài chính cũng đã chủ động nghiên cứu, công bố tài liệu về phương pháp đánh giá chỉ số của WB; tạo lập kênh thông tin để cập nhật đầy đủ, kịp thời các dữ liệu về chỉ số cho các tổ chức quốc tế và các đơn vị liên quan.

Bộ Tài chính nghiên cứu, phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện “Kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam giai đoạn 2019-2021”; trong đó nêu rõ các giải pháp, nhiệm vụ do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện; các giải pháp, nhiệm vụ do Bộ Tài chính kiến nghị và phối hợp các bộ, ngành, đơn vị liên quan thực hiện.

Kế hoạch tập trung triển khai 5 nhóm giải pháp chủ yếu: Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan; tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia; nâng cao chất lượng, giảm thời gian và chi phí bốc xếp, lưu thông hàng hóa tại kho, bãi, cảng; nâng cao chất lượng, giảm thời gian và chi phí vận tải; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu.

Có thể nói, với vai trò Cơ quan Thường trực, thời gian qua, cơ quan Hải quan (Bộ Tài chính) đã rất nỗ lực trong triển khai các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa và đem lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, như đề cập ở trên, “Giao dịch thương mại qua biên giới” là chỉ số rất phức tạp, liên quan đến nhiều bộ, ngành, vì vậy để đạt mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ là năm 2019 tăng từ 3-5 bậc, cần có sự tham gia tích cực, nỗ lực, cố gắng của tất các các cơ quan, đơn vị liên quan, bao gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành; UBND các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng; các doanh nghiệp Logistics; doanh nghiệp xuất nhập khẩu…

Đơn cử như việc thực hiện NSW, ASW và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN). Đây là những giải pháp có ý nghĩa quan trọng để giúp giảm thời gian thông quan hàng hóa và cải thiện chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới nói chung. Tuy nhiên, việc triển khai của các bộ, ngành liên quan vẫn còn khá ì ạch.

Năm 2019, mục tiêu của Ủy ban 1899 đặt ra là nối 61 thủ tục hành chính mới vào NSW. Nhưng tại cuộc họp lần thứ 5 của Ủy ban diễn ra mới đây cho thấy, hết tháng 7, các bộ, ngành mới kết nối được 16 thủ tục. Như vậy, 5 tháng cuối năm còn tới 45 thủ tục phải kết nối. Trong đó, riêng 3 bộ: Bộ Y tế còn 14 thủ tục, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12 thủ tục và Bộ Quốc phòng 8 thủ tục, chỉ riêng 3 bộ nêu trên chiếm đến 75% số thủ tục phải kết nối.

Đến nay, chưa có con số thống kê cụ thể từ cơ quan chuyên môn nhưng theo quan sát của phóng viên, số lượng kết nối từ tháng 7 đến nay cũng chưa đáng kể, không ít thủ tục vẫn đang ở giai đoạn kết nối thử nghiệm.

Hay lĩnh vực KTCN, năm 2015, có 13 bộ, ngành ban hành danh mục 82.698 mặt hàng thuộc diện quản lý, KTCN. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng nhiều nhất với 65.185 mặt hàng, chiếm gần 79% tổng số lượng của cả nước. 5 bộ khác có số lượng mặt hàng quản lý, KTCN từ một nghìn trở lên vào thời điểm đó là: Bộ Y tế (5.730); Bộ Công Thương (5.096); Bộ Khoa học và Công nghệ (3.434); Bộ Giao thông vận tải (1.433); Bộ Thông tin và Truyền thông (1.034).

Tuy nhiên, đến giữa năm 2019, tổng số lượng mặt hàng quản lý, KTCN còn 70.087, giảm 12.600. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đơn vị có số lượng giảm nhiều nhất với 7.623 mặt hàng…

Qua những minh chứng nêu trên có thể thấy rõ hơn rằng, để giảm thời gian thông quan hàng hóa, cải thiện chỉ số Giao dịch hàng hóa qua biên giới, nỗ lực của cơ quan Hải quan là chưa đủ. Ngoài triển khai các nhiệm vụ, giải phạm cụ thể để cải thiện chỉ số Giao dịch hàng hóa qua biên giới, với vai trò Cơ quan Thường trực Ủy ban 1899, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) còn tích cực phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác Hải quan quý IV đầu tháng 10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chỉ đạo Tổng cục Hải quan tập trung rà soát, đánh giá kết quả thực hiện ASW, NSW cải cách công tác KTCN so với mục tiêu cả năm do Chính phủ và Ủy ban 1899 đặt ra. Đặc biệt phải chỉ rõ được những bộ, ngành nào còn chậm, muộn so với mục tiêu và tham mưu để lãnh đạo Bộ Tài chính có công văn trao đổi với lãnh đạo các bộ.
Thái Bình

Tin liên quan

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin

Khi hàng giả, hàng nhái tràn lan và người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin với việc mua sắm online, công nghệ đang được kỳ vọng là “lá chắn thép” giúp xác thực, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Với blockchain, mã QR và định danh số sẽ giúp minh bạch hóa sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng.
Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, kỳ vọng tạo lập môi trường TMĐT minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn.
Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Đó là vướng mắc của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi đến đề nghị cơ quan Hải quan giải đáp và hướng dẫn.
Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Nửa đầu năm 2025, Chi cục Hải quan khu vực XII đã làm thủ tục cho 194.794 tờ khai gồm nhập khẩu có 102.112 tờ khai và xuất khẩu có 92.682 tờ khai.
Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển

Sau 2 năm triển khai thí điểm Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan đã có 295 DN tham gia; 80% tăng mức độ tuân thủ hoặc giữ nguyên mức độ tuân thủ, tăng tỷ lệ luồng Xanh, giảm tỷ lệ luồng Vàng, Đỏ. Với kết quả đạt được, ngày 4/12/2024, Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ chính thức triển khai Chương trình khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Tạp chí Kinh tế-Tài chính có cuộc phỏng vấn bà Vũ Thị Phương, Phó trưởng Ban Quản lý rủi ro (thuộc Cục Hải quan) về vấn đề này.
Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Hải quan khu vực II: Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để thực hiện nhiệm vụ

Để hoàn thành khối lượng công việc lớn sau khi mở rộng phạm vi quản lý trên địa bàn hành chính mới của TP. Hồ Chí Minh (gồm cả Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu), theo lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy ngành Hải quan, Chi cục Hải quan khu vực II sẽ tập trung đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…
Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Đó là đánh giá của Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ tại Lễ kỷ niệm niệm 50 năm thành lập Hải quan TP. Hồ Chí Minh vào chiều ngày 11/7.
Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tại các đơn vị trực thuộc Chi cục Hải quan khu vực III đạt 56,11 tỷ USD, theo Chi cục Hải quan khu vực III.
Chi cục Hải quan khu vực XX phổ biến 25 văn bản mới cho công chức

Chi cục Hải quan khu vực XX phổ biến 25 văn bản mới cho công chức

Đó là 25 văn bản mới gồm nghị quyết, luật, nghị định, thông tư và các quyết định của Cục Hải quan đã được Chi cục Hải quan khu vực XX quán triệt, phổ biến đến cán bộ công chức trong đơn vị thực hiện.
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh

Hoạt động xuất nhập khẩu qua Lối thông quan cầu Bắc Luân II tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh, với khối lượng và kim ngạch thương mại ấn tượng.
Hải quan khu vực I thu ngân sách đạt 20.240 tỷ đồng

Hải quan khu vực I thu ngân sách đạt 20.240 tỷ đồng

Chi cục Hải quan khu vực I đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu. Theo đó, tính đến ngày 30/6, Chi cục Hải quan khu vực I thu nộp NSNN đạt 20.240 tỷ đồng, tăng 135,2% cùng kỳ năm 2024.
Hải quan khu vực XVIII nỗ lực ổn định hoạt động theo mô hình mới

Hải quan khu vực XVIII nỗ lực ổn định hoạt động theo mô hình mới

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hải quan khu vực XVIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức sau hai đợt sắp xếp lớn. Quá trình kiện toàn bộ máy được triển khai hiệu quả, đảm bảo hoạt động quản lý hải quan không gián đoạn, giữ vững kỷ luật công vụ và ổn định nội bộ, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Chiều ngày 10/7, Chi cục Hải quan khu vực XVIII đã dự tổ chức Hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm các Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVIII.
Hải quan Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Hải quan Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Ngày 10/7/2025, đoàn công tác của Ủy ban Cải cách thuế của Tổng thống Tanzania do Đại sứ Tarishi, Phó Chủ tịch Ủy ban dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Cục Hải quan trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của đoàn tại Việt Nam.
Bài 2: Doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật sẽ nâng cao vị thế hoạt động xuất nhập khẩu

Bài 2: Doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật sẽ nâng cao vị thế hoạt động xuất nhập khẩu

Như đã đề cập ở kỳ trước, cơ quan Hải quan có nhiều nỗ lực trong việc giúp doanh nghiệp cải thiện mức độ tuân thủ pháp luật hải quan. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Tạp chí Kinh tế-Tài chính đã có cuộc phỏng vấn bà Đỗ Thị Thu Thuỷ, Giám đốc Pháp lý & Hải quan, Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL- VNPT, thành viên Hiệp hội Chuyển phát nhanh châu Á-Thái Bình Dương (CAPEC).
Chi cục trưởng Hải quan khu vực III tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ UBND TP Hải Phòng

Chi cục trưởng Hải quan khu vực III tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ UBND TP Hải Phòng

Bí thư Đảng ủy, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực III Trần Mạnh Cường được chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ UBND TP Hải Phòng.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Từ cao nguyên Lâm Đồng, những cành hoa Việt đang không ngừng lan tỏa ra thế giới, mang theo kỳ vọng mới về xuất khẩu nông nghiệp công nghệ cao.
Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực XII chiếm 2,6%

Tỷ lệ tờ khai luồng Đỏ qua Chi cục Hải quan khu vực XII chỉ chiếm 2,6%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của ngành Hải quan (3-5%).
Bất động sản công nghiệp cần chủ động "chuyển mình" trước sự thay đổi của nhu cầu

Bất động sản công nghiệp cần chủ động "chuyển mình" trước sự thay đổi của nhu cầu

Đây là thời điểm để thị trường bất động sản công nghiệp chuyển mình từ phát triển số lượng sang chất lượng.
Vụ 235 kg bạc ở Lào Cai: Hồi chuông cảnh báo việc lợi dụng phương tiện xuất nhập cảnh để buôn lậu

Vụ 235 kg bạc ở Lào Cai: Hồi chuông cảnh báo việc lợi dụng phương tiện xuất nhập cảnh để buôn lậu

Thủ đoạn lợi dụng phương tiện xuất nhập cảnh để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm không mới, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và tính chất ngày càng tinh vi.
6 tháng đầu năm: Đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng 74.084 tỷ đồng

6 tháng đầu năm: Đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng 74.084 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế đã ban hành 9.250 quyết định với tổng số tiền được hoàn là 74.084 tỷ đồng, bằng 117% so với cùng kỳ năm 2024.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
Phiên bản di động