Những mối đe doạ của một nền kinh tế thiếu hụt
Ấn Độ thiếu hụt than đá nghiêm trọng. |
Theo tạp chí The Economist của Anh, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là đại dịch Covid-19. Khoảng 10.400 tỷ USD tiền hỗ trợ trong gói kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tạo ra một sự phục hồi mạnh mẽ nhưng không ổn định, trong đó người tiêu dùng đang chi tiêu nhiều hơn bình thường vào hàng hóa, gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã thiếu đầu tư.
Nhu cầu về hàng điện tử đã bùng nổ trong thời kỳ đại dịch, nhưng tình trạng thiếu vi mạch đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp ở một số nền kinh tế xuất khẩu, chẳng hạn như Đài Loan (Trung Quốc). Sự lây lan của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến các nhà máy sản xuất quần áo ở khu vực châu Á phải đóng cửa. Ở các nước giàu có, tỷ lệ người nhập cư giảm xuống, trong khi các khoản hỗ trợ đã làm đầy các tài khoản ngân hàng thì thị trường lao động lại đang phát đi những tín hiệu không mấy tích cực. Từ khắp nơi, các nhà tuyển dụng đang tranh giành nhau để tuyển thêm lao động.
Tuy nhiên, nền kinh tế thiếu hụt cũng là hậu quả của hai yếu tố quan trọng khác. Đầu tiên là nỗ lực cắt giảm phát thải khí carbon. Việc chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo đã khiến châu Âu, đặc biệt là Anh, bị ảnh hưởng bởi sự hoảng loạn về nguồn cung khí đốt tự nhiên. Có thời điểm, giá khí đốt giao ngay đã tăng đến hơn 60%. Trong khi đó, chương trình mua bán khí thải của Liên minh châu Âu (EU) đã khiến việc chuyển đổi sang các dạng năng lượng gây ô nhiễm khác trở nên khó khăn. Các vùng miền của Trung Quốc đã phải đối mặt với nguy cơ bị cắt điện do một số tỉnh cố gắng đạt các mục tiêu nghiêm ngặt về môi trường. Giá vận tải và các linh kiên công nghệ ở mức cao đang làm tăng chi tiêu vốn để mở rộng công suất. Khi thế giới đang cố gắng loại bỏ các loại năng lượng bẩn, động cơ đầu tư dài hạn vào ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch yếu đi.
Yếu tố tiếp theo là chủ nghĩa bảo hộ. Chính sách thương mại không còn được xây dựng dựa trên mục tiêu hiệu quả kinh tế, mà theo đuổi một loạt các mục tiêu, từ việc áp đặt các tiêu chuẩn về lao động và môi trường ở nước ngoài cho đến trừng phạt các đối thủ địa chính trị. Tuần qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận sẽ giữ nguyên mức thuế từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đối với hàng hóa của Trung Quốc, trung bình là 19%. Washington chỉ hứa hẹn rằng các công ty có thể nộp đơn xin miễn trừ.
Trong khi đó, trên khắp thế giới, chủ nghĩa dân tộc về kinh tế đang góp phần tạo ra nền kinh tế thiếu hụt. Sự thiếu hụt tài xế xe tải của Anh được cho là do Brexit (chỉ sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu). Ấn Độ thiếu hụt than một phần do nỗ lực sai lầm trong việc cắt giảm nhập khẩu nhiên liệu. Sau nhiều năm căng thẳng thương mại, dòng vốn đầu tư xuyên biên giới của các công ty tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới đã giảm hơn một nửa so với năm 2015.
Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ hiện nay là sự căng thẳng trong nền kinh tế dẫn đến việc từ bỏ quá trình cắt giảm khí thải carbon và toàn cầu hóa, điều có thể gây ra những hậu quả lâu dài tàn khốc. Đó là mối đe dọa thực sự mà nền kinh tế thiếu hụt có thể gây ra.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics