Những điểm chính trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Hàn Quốc
Lãnh đạo Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản sẽ gặp nhau bên lề hội nghị G7 | |
Hàn Quốc có thể đối mặt với khủng hoảng tài chính trong ngắn hạn | |
Mỹ - Nhật - Hàn: Tam giác chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương |
Tổng thống Yoon Suk-yeol chia sẻ tầm nhìn hợp tác với cộng đồng quốc tế |
Được ban hành lần đầu tiên sau 5 năm, chiến lược này nhấn mạnh tầm nhìn trở thành "quốc gia quan trọng toàn cầu vì tự do, hòa bình và thịnh vượng" trong bối cảnh môi trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng và các mối đe dọa an ninh khu vực ngày càng gia tăng. Chiến lược cũng đã phác thảo các mục tiêu của Chính phủ Hàn Quốc nhằm giải quyết các thách thức an ninh hiện tại và tương lai, đồng thời bảo vệ nền dân chủ tự do và đóng góp cho sự thịnh vượng và đoàn kết toàn cầu.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Tae-hyo nêu rõ: "Ba mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia của chúng tôi để thúc đẩy an ninh công, thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và chuẩn bị cho một tương lai thống nhất và đặt nền móng cho sự thịnh vượng ở Đông Á trong khi mở rộng vai trò của chúng tôi trên toàn cầu”. Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2023 đã xác định các vấn đề "cấp bách nhất" khi Triều Tiên tiếp tục nâng cao năng lực hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt khác; nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác an ninh ba bên Hàn-Mỹ-Nhật để chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Chiến lược cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp bách trong việc chuyển đổi mối quan hệ Hàn-Nhật đang xấu đi trở thành "mối quan hệ đối tác hợp tác hướng tới tương lai. Chiến lược cũng đề cập tới các thách thức khác như cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng gay gắt.
Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2023 đã mô tả các nguyên lý chiến lược cốt lõi của chính quyền Tổng thống Yoon là ngoại giao thúc đẩy lợi ích quốc gia; củng cố quốc phòng thông qua nâng cao sức mạnh quân sự; thiết lập quan hệ liên Triều dựa trên nguyên tắc và có đi có lại; chủ động tìm kiếm an ninh kinh tế; và ứng phó với các mối đe dọa an ninh mới.
Hàn Quốc có kế hoạch tạo ra một môi trường chiến lược khuyến khích Bình Nhưỡng tham gia đàm phán thông qua "ngăn chặn" các mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, "ngăn cản" việc phát triển hạt nhân của nước này và "đối thoại" để phi hạt nhân hóa. Hàn Quốc đã đề ra cái gọi là "sáng kiến táo bạo" một cách chi tiết hơn, trong đó cho rằng nếu Bình Nhưỡng "thực sự" quay trở lại đàm phán phi hạt nhân hóa, Seoul sẽ dẫn đầu các cuộc thảo luận bằng cách "thực hiện các biện pháp ban đầu để cải thiện điều kiện sống của người dân Triều Tiên".
Hàn Quốc lần đầu tiên ban hành Chiến lược An ninh Quốc gia là vào năm 2004 dưới thời chính quyền của Tổng thống Roh Moo-hyun và được các Chính phủ kế nhiệm công bố trong bối cảnh môi trường an ninh và chính sách nhà nước đang thay đổi. Có hai phiên bản, bao gồm một tài liệu công khai cho mọi người truy cập và một phiên bản bí mật được phân phối cho từng bộ để sử dụng làm hướng dẫn thực hiện chính sách. Năm 2018, chính quyền khi đó của Tổng thống Moon Jae-in cũng công bố tài liệu chiến lược an ninh quốc gia, tập trung vào việc xây dựng Bán đảo Triều Tiên hòa bình và thịnh vượng.
Tin liên quan
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ
07:00 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
08:59 | 26/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
07:41 | 25/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK