Nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có vi phạm
Khóa giả mạo thương hiệu Việt- Nhật trong lô hàng vi phạm nhập khẩu từ Trung Quốc do Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 2 phát hiện, bắt giữ tháng 6/2021. |
Ngày 15/11, Trực ban Tổng cục Hải quan thông tin, trên cơ sở đề xuất của cơ quan Hải quan, UBND tỉnh Lạng Sơn và UBND TP Hải Phòng vừa xử phạt một số vụ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc có vi phạm về xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ.
Theo Tổng cục Hải quan, thời gian thực hiện Kế hoạch kiểm tra về xuất xứ (từ 18/10/2019 đến 30/4/2020), cả nước đã phát hiện 42 vụ vi phạm về gian lận xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong đó ra quyết định khởi tố 2 vụ án hình sự, chuyển tin báo tội phạm và cung cấp hồ sơ vụ việc cho cơ quan an ninh điều tra 1 vụ. Quý 3/2021, phát hiện một số vụ việc gian lận xuất xứ, điển hình tại Cục Hải quan Lạng Sơn, 3 doanh nghiệp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị... |
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn xử phạt 120 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Vi Thiện Nhân (địa chỉ tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với 1.044 chiếc nồi cơm điện gắn dấu hiệu IHTOSFILBA (xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu TOSHIBA). Đồng thời Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) xác định lại trị giá lô hàng, truy thu thuế hơn 85 triệu đồng.
Số hàng vi phạm nằm trong lô hàng 19,5 tấn do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Vi Thiện Nhân nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tại Hải Phòng, nhiều vụ việc nhập khẩu hàng từ Trung Quốc có vi phạm về xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa cũng được cơ quan Hải quan phát hiện, xử phạt hoặc đề xuất Chủ tịch UBND TP Hải Phòng xử phạt.
Điển hình như, Cục Hải quan Hải Phòng đề xuất Chủ tịch UBND TP Hải Phòng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa giả mạo về nguồn gốc xuất xứ của Công ty TNHH Thương mại Minh Thiên (địa chỉ đăng ký kinh doanh tại 25 Dốc Tam Đa, Tây Hồ, Hà Nội), số tiền phạt 165 triệu đồng, buộc tái xuất toàn bộ hàng hóa vi phạm gồm 12 dòng hàng, trị giá gần 3,2 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ít ngày trước khi nhập khẩu lô hàng vi phạm nêu trên, Công ty TNHH Thương Mại Minh Thiên đã bị lực lượng Hải quan phát hiện hành vi nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa và đề xuất Chủ tịch UBND TP Hải Phòng xử phạt theo thẩm quyền số tiền 160 triệu đồng (ngày 9/3/2021).
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam đã có tác động lớn đến việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan. Để tiếp tục đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhưng không làm gián đoạn việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện phân tích số liệu, lập danh sách mặt hàng, đối tượng trọng điểm có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến, các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa có rủi ro cao về gian lận xuất xứ đề xuất giao các đơn vị nghiệp vụ, cục hải quan các tỉnh, thành phố áp dụng các biện pháp điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm. Tăng cường công tác thu thập, phân tích rủi ro xác định các doanh nghiệp có rủi ro cao để khi dịch bệnh được kiểm soát thì tiến hành kiểm tra sau thông quan, tập trung vào kiểm tra chống gian lận xuất xứ. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp theo các nhiệm vụ được phân công; tích cực xúc tiến đàm phán với Hoa Kỳ về các nội dung hợp tác cụ thể liên quan đến lĩnh vực đấu tranh chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để thực hiện có hiệu quả Hiệp định về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, VCCI và các Hiệp hội ngành hàng xác định đối tượng doanh nghiệp có rủi ro cao, có dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp. |
Được biết, Công ty TNHH Thương mại Minh Thiên thành lập từ năm 2003, chuyên nhập khẩu các sản phẩm khóa và phụ kiện khóa từ Trung Quốc vào Việt Nam, phân phối qua các đại lý tại Hà Nội và quảng cáo sản phẩm trên website với sản phẩm nhập khẩu mang nhãn hiệu của các thương hiệu khóa như: NIKEN, KOFFMANN, KOLER, KOSPI… Tuy nhiên, một số thương hiệu nêu này là thương hiệu khóa của Đức, Hàn Quốc.
Trước đó, Công ty CP APKEY Hà Nội (địa chỉ Thanh Xuân, Hà Nội) cũng bị Hải quan Hải Phòng xử phạt 160 triệu đồng và buộc tái xuất hàng hóa vi phạm. Lô hàng vi phạm được Công ty khai báo là phụ kiện cửa kính gồm 9 mục, xuất xứ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Hải quan Hải Phòng phát hiện trong lô hàng có 1.000 sản phẩm là bộ khóa dùng trong cửa kính nhưng doanh nghiệp khai là kẹp khóa cửa kính. Ngoài ra, còn 1.450 sản phẩm là bản lề cho cửa kính hiệu KOLN trên sản phẩm có đúc nổi dòng chữ “Germany” (nhưng lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc). Qua xác minh, cơ quan Hải quan xác định Công ty có các hành vi vi phạm: “khai sai tên hàng, chủng loại, mã số…” và “nhập khẩu hàng giả mạo nhãn hàng hóa (giả mạo nguồn gốc)”.
Liên quan đến nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về cảng Hải Phòng giả mạo xuất xứ, tháng 6/2021, cơ quan Hải quan đã phát hiện, bắt giữ vụ nhập khẩu 70.000 sản phẩm giả mạo các thương hiệu khóa Việt-Nhật, mũi khoan Bosch, mũi đục Avatar. Cụ thể, ngày 8/6/2021, một công ty (có trụ sở tại Hà Nội) mở tờ khai nhập khẩu lô hàng nêu trên từ Trung Quốc về khu vực cảng Hải Phòng. Hàng hóa khai báo là mũi khoan, khóa cửa, mỏ lết, mũi đục bê tông… mới 100%. Tuy nhiên, qua các biện pháp nghiệp vụ, Đội Kiểm soát hải quan Hải Phòng và Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) phát hiện dấu hiệu nghi vấn lô hàng có chứa hàng hóa vi phạm. Kết quả kiểm tra, lực lượng Hải quan phát hiện hơn 21.000 ổ khóa, hơn 40.000 mũi khoan và 10.000 mũi đục là hàng hóa giả mạo các thương hiệu nêu trên, với tổng trị giá hàng vi phạm gần 1 tỷ đồng.
Có thể thấy, điểm chung trong các vụ việc nêu trên là quá trình khai báo hải quan, doanh nghiệp đều khai báo hàng hóa xuất xứ Trung Quốc, nhưng thực tế hàng nhập khẩu có vi phạm về xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng của nhiều nước, như in sẵn tên của thương hiệu nổi tiếng hoặc tên quốc gia khác… trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
Câu hỏi đặt ra là nếu không bị cơ quan Hải quan phát hiện, ngăn chặn kịp thời, liệu khi bày bán trên thị trường và đến tay người tiêu dùng, các sản phẩm này còn giữ đúng xuất xứ Trung Quốc hay lại được “khoác lên mình” các thương hiệu nổi tiếng đã được in sẵn tên trên sản phẩm, bao bì?
Thực tế chuyện “treo đầu dê bán thịt chó” như trên từng xảy ra không ít. Điển hình là vụ nhập khẩu khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk từ Trung Quốc sau đó về “phù phép” thành hàng “Made in Vietnam”. Việc đánh tráo hàng hóa càng có nguy cơ gia tăng khi thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
16:15 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
15:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Pháo nổ, pháo hoa đến hẹn lại “nóng”
08:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics