Nhiều hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị chưa thu phí hạ tầng cảng biển trong năm nay
TPHCM: Thử nghiệm hệ thống thu phí hạ tầng cảng biển | |
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu, miễn, giảm các khoản phí, lệ phí trên địa bàn |
Phí hạ tầng cảng biển TPHCM dự kiến sẽ đầu tư mở rộng giao thông ra vào cảng . Ảnh: T.H |
Thời điểm áp dụng chưa phù hợp
Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân TPHCM, thời gian thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4/2022. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) cho rằng, đầu năm 2022 các DN mới bắt đầu phục hồi sản xuất lại phải gánh thêm nhiều chi phí như cước vận tải biển vẫn tiếp tục tăng cao, chi phí xăng dầu tăng, giá nguyên liệu tăng,... trong khi DN vẫn đang thiếu vốn, thiếu công nhân, khiến DN gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TPHCM vào thời điểm này chưa phù hợp do càng làm gia tăng thêm gánh nặng cho DN, giảm năng lực cạnh tranh của DN và cản trở việc phục hồi kinh tế trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Việc sử dụng ngân sách thu được chưa được công khai, minh bạch và dẫn đến việc “phí chồng phí” đối với mục tiêu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Theo Mục a Điểm 4 Điều 1 của Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của Hội đồng Nhân dân TPHCM “Toàn bộ số thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TPHCM sau khi trừ chi phí phục vụ công tác thu phí được nộp vào ngân sách Thành phố để quản lý và bố trí sử dụng có mục tiêu cho đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối cảng biển trên địa bàn thành phố”.
Tuy nhiên đến nay, dù đã sắp tới thời điểm bắt đầu thu phí nhưng TPHCM vẫn chưa có thông báo công khai về việc sử dụng các mức phí này cho những công trình hạ tầng cụ thể nào.
Trong khi đó theo phản ánh của các DN, hiện nay các DN đều phải nộp nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như các phí cầu đường, phí sử dụng đường bộ, phí BOT,... Chỉ tính riêng phí BOT, hiện nay DN đã gánh thêm một khoản lớn tiền phí vận chuyển khi đi qua các trạm BOT.
Chẳng hạn, tính hiện tại từ Khánh Hòa vào cảng Cát Lái đã có tới 7 trạm thu phí BOT. Mỗi container phải đóng tiền qua trạm 2 lượt đi và về. Như vậy, tổng mức đóng phí qua 1 trạm là 360.000 đồng /container, theo đó, 1 container hàng DN hiện đã trả thêm phí cầu đường 2,5 triệu đồng/container. Như vậy, trung bình mỗi năm một DN Thủy sản ở Khánh Hòa với 3.000 container xuất khẩu/năm thì đã phải trả thêm 7,5 tỷ đồng/năm tiền phí trạm BOT. Nếu gánh thêm khoản phí mới này, một DN thủy sản quy mô trung bình ở ngoài TPHCM sẽ phải chi trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng/năm.
Trong khi đó, hiện tại các cảng biển cũng đang thu rất nhiều loại phí liên quan đến hạ tầng của cảng rồi như phí cầu tàu, phí lưu container, lưu bãi, phí cắm điện, nâng hạ container… Các phí mới này sẽ làm gia tăng thêm gánh nặng chi phí của DN, giảm năng lực cạnh tranh của DN trong bối cảnh DN hiện gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế xảy ra bởi dịch bệnh Covid-19.
Hai lần đóng phí!
Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, theo quy định đóng phí hạ tầng cảng biển, DN phải đóng phí hai lần đối với các lô hàng XK phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Bởi vì, hầu hết các DN ngành hàng xuất khẩu (XK) đều có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công hàng và tái xuất thành phẩm, và như vậy DN sẽ phải chịu hai lần phí: một lần cho container hàng nhập khẩu và một lần cho container hàng XK.
Như vậy, việc thu phí này chưa phù hợp khi DN đang phải trả rất nhiều chi phí phục vụ mục tiêu xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng của các địa phương, đồng thời đi ngược lại chủ trương chung của Chính phủ thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho DN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, duy trì việc làm cho người lao động.
Hiện nay, một lượng lớn hàng hóa XNK đang tập trung tại các cảng biển của TPHCM. Các chi phí logistics của Việt Nam cũng đang ở mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm sức cạnh tranh đáng kể của các DN sản xuất, kinh doanh của Việt Nam. Quy định thu phí mới này của TPHCM sẽ gia tăng thêm gánh nặng chi phí cho DN, nhất là trong bối cảnh các DN của Việt Nam đang phải vật lộn để duy trì sản xuất, khắc phục khó khăn do khủng hoảng kinh tế vì dịch bệnh Covid -19 đang bùng phát khắp toàn cầu.
Để đảm bảo tuân thủ định hướng của Chính phủ về cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí cho DN và hỗ trợ DN vượt qua khủng hoảng kinh tế, tăng sức cạnh tranh cho DN trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, các hiệp hội doanh nghiệp đề nghị Chính phủ, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính có ý kiến với Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân TPHCM để xem xét:
Chưa triển khai thực hiện thu các loại phí nói trên cho đến hết 31/12/2022 nhằm tạo điều kiện cho DN cắt giảm chi phí, phục hồi sản xuất kinh doanh theo chủ trương của chính phủ hỗ trợ DN khắc phục khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Điều chỉnh các mức thu nói trên giảm xuống theo hướng công bằng, cắt giảm chi phí cho DN, không tạo thêm gánh nặng về thủ tục hành chính và gây ách tắc cho việc thực hiện thủ tục hành chính.
TPHCM cần công bố chính thức thời gian bắt đầu và kết thúc, cũng như kế hoạch sử dụng nguồn thu từ các khoản phí nói trên (theo đúng quy định của Điều 8, Luật Phí và Lệ phí là thu để cơ bản bù đắp chi phí đã đầu tư) để đầu tư vào các công trình cụ thể nào trong từng năm cũng như công khai, minh bạch các khoản thu, chi, đảm bảo không sử dụng ngân sách thu từ các khoản này vào các hoạt động, các công trình không phục vụ hoạt động vận chuyển, XNK tại các cảng biển của các DN.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK