Facebook Twitter youtube Tiktok

Nhất quán thủ tục hành chính, chuẩn hóa danh mục kiểm tra chuyên ngành qua Cơ chế một cửa

Từ 1/1/2020, Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (gọi tắt là Nghị định 85) có hiệu lực. Báo Hải quan có cuộc trao đổi với bà Lê Như Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan về việc triển khai thực hiện để Nghị định đi vào đời sống.
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cua Nhiều lợi ích khi thống nhất đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cua Hải quan là đầu mối duy nhất kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cua Thống nhất thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cua Chính phủ giao nhiệm vụ cho từng bộ về cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cua Bộ Công Thương cắt giảm nhiều thủ tục, danh mục hàng kiểm tra chuyên ngành
nhat quan thu tuc hanh chinh chuan hoa danh muc kiem tra chuyen nganh qua co che mot cua
Bà Lê Như Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan

Bối cảnh nào dẫn tới việc Chính phủ phải ban hành Nghị định 85 để giải quyết các bất cập còn tồn tại, thưa bà?

- Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN đã được các nước thành viên, trong đó có Việt Nam ký kết. Để tạo tiền đề thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, cần thiết phải xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Tại Việt Nam, Cơ chế một cửa quốc gia đã được chính thức triển khai từ tháng 11/2014. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã bộc lộ những tồn tại, chồng chéo, bất cập từ quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành theo cách thức thực hiện thủ công tới công tác phối hợp liên ngành.

Cũng từ năm 2014 đến nay, Chính phủ rất nỗ lực chỉ đạo việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các bộ, ngành cũng đã có nhiều cố gắng trong triển khai đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) theo Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ nhưng công tác KTCN đối với hàng hóa NK còn có những hạn chế, như: Chưa bảo đảm thống nhất nguyên tắc quản lý sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN của một số bộ quy định còn nhiều, phạm vi rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã HS nên chưa thống nhất trong cách hiểu, áp dụng, gây khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa trong khâu kiểm tra; phương thức kiểm tra chưa áp dụng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Do đó, Nghị định 85 được xây dựng trong bối cảnh vừa tuân thủ các Luật quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK (khi chưa được sửa đổi, bổ sung), vừa phải đảm bảo thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về thống nhất thủ tục hành chính đối với hàng hóa XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XNC, quá cảnh theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, cải cách toàn diện hoạt động KTCN có liên quan đến hàng hóa XNK, quá cảnh.

Vậy thưa bà, Nghị định 85 khi có hiệu lực sẽ mang lại hiệu quả gì cho các bên tham gia vào hoạt động thương mại, quản lý nhà nước trên hệ thống điện tử?

- Việc xây dựng Nghị định 85 nhằm thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính, phù hợp mục tiêu của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nghị định được ban hành tạo cơ sở pháp lý thống nhất để thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa XNK, người và phương tiện vận tải XNC, quá cảnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác KTCN trên nền tảng kết nối thông tin qua Cơ chế một cửa quốc gia; cải cách toàn diện hoạt động KTCN theo hướng chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân; minh bạch, công khai phương pháp, tiêu chí KTCN xã hội hóa hoạt động KTCN; giải quyết tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong KTCN và tình trạng một mặt hàng cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, hình thức quản lý, kiểm tra; chấm dứt tình trạng ban hành danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN nhưng không có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, mã số hàng hóa, trình tự, thủ tục kiểm tra.

Bên cạnh đó còn bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục những chồng chéo, xung đột, bất cập tại các văn bản về KTCN đối với hàng hóa XNK, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.

Khi Nghị định 85 có hiệu lực và đi vào cuộc sống, trách nhiệm của các DN, bộ, ngành sẽ được cụ thể hóa ra sao, thưa bà?

- Để bảo đảm Nghị định 85 được thực hiện thống nhất ngay từ khi có hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính đã có công văn đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu nội dung Nghị định 85 để triển khai thực hiện, bảo đảm thực hiện đúng, kịp thời khi có hiệu lực thi hành.

Theo đó, các bộ, quản lý ngành lĩnh vực có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia các thông tin, như: Danh mục hàng hóa đã áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực quy định tại Khoản 4 Điều 27 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa; danh mục hàng hóa phải KTCN theo quy định; các thông tin liên quan đến cơ quan KTCN; phạm vi công việc được chỉ định trong hoạt động KTCN, tiêu chí chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; trình tự, thời gian, cách thức thực hiện thủ tục KTCN gắn với trách nhiệm của cơ quan KTCN, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; điều kiện, tiêu chí miễn kiểm tra, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hồ sơ kết hợp kiểm tra thực tế; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được thừa nhận phục vụ quản lý nhà nước theo điều ước quốc tế; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định ban hành Thông báo kết quả đánh giá phù hợp quy định.

Đặc biệt, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm thực hiện KTCN trên cơ sở quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân trong KTCN nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, quá cảnh; thực hiện KTCN trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra; áp dụng miễn, giảm KTCN đối với hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và hàng hóa đã có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các bộ, quản lý chuyên ngành cũng phải rà soát danh mục hàng hóa KTCN hiện hành, đối chiếu với quy định tại Nghị định 85 để chuẩn hóa các danh mục hàng hóa phải KTCN bảo đảm thực hiện đúng quy định tại Nghị định 85.

Xin cảm ơn bà!

Hồng Nụ

Tin liên quan

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Thực hiện nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, từ ngày 7-9/7/2025, Hải quan Việt Nam đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 35 của Nhóm làm việc về pháp lý một cửa ASEAN tại Đà Nẵng.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 138/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 198/2025/QH15 của Quốc hội, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
Hải quan kiến nghị sửa đổi Nghị định 85 về Cơ chế một cửa quốc gia

Hải quan kiến nghị sửa đổi Nghị định 85 về Cơ chế một cửa quốc gia

Cơ chế một cửa quốc gia đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nhưng qua hơn 10 năm triển khai, Cơ chế một cửa quốc gia đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cả về quy trình và công nghệ.
Mã hải quan của các đơn vị thuộc Chi cục Hải quan khu vực II

Mã hải quan của các đơn vị thuộc Chi cục Hải quan khu vực II

Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu (XNK), Chi cục Hải quan khu vực II đã thông báo mã hải quan đối với từng đơn vị hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu.
Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%

Triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh địa bàn quản lý bị tác động nhiều yếu tố, kết quả thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan khu vực XX mới đạt hơn 47% trong nửa đầu năm.
Hải quan Phú Quốc: Đồng bộ giải pháp đón lượng khách tăng đột biến

Hải quan Phú Quốc: Đồng bộ giải pháp đón lượng khách tăng đột biến

Để làm thủ tục hải quan cho số chuyến bay và lượng hành khách quốc tế tăng cao, Hải quan cửa khẩu quốc tế Phú Quốc đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời chuẩn bị đón khách dự Hội nghị cấp cao APEC vào năm 2027.
Hải quan giải quyết chế độ 178 với 364 người

Hải quan giải quyết chế độ 178 với 364 người

Đến cuối tháng 6/2025, Cục Hải quan đã giải quyết thủ tục theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP đối với 364 công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy.
Bài 1: Hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ pháp luật

Bài 1: Hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ pháp luật

Một trong những yêu cầu đặt ra của Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan là cơ quan Hải quan triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhưng không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức, đảm bảo hoạt động quản lý

Chi cục Hải quan khu vực V nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đảm bảo hoạt động quản lý hải quan trên địa bàn không để ngắt quãng, không gián đoạn công việc, không bỏ trống địa bàn.
Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Hải quan khu vực VI thu ngân sách đạt 6.725,9 tỷ đồng

Đó là kết quả công tác 6 tháng đầu năm của Chi cục Hải quan khu vực VI được ghi nhận tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra chiều ngày 8/7 tại Lạng Sơn.
Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Sau khi tổ chức lại theo chính quyền địa phương 2 cấp, Chi cục Hải quan khu vực X quản lý địa bàn 2 tỉnh là Thanh Hóa và Sơn La.
Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Nhận thức được tầm quan trọng của “bộ tứ trụ cột” trong tạo đột phá đối với ngành Hải quan, Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hải quan đã quán triệt toàn Ngành, tập trung nguồn lực, trí tuệ để triển khai 4 nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Qua ghi nhận của Chi cục Hải quan khu vực XII, nửa đầu năm 2025 có hàng chục ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ lực qua các địa bàn do đơn vị quản lý.
Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Ngày 6/7, Chi cục Hải quan khu vực XIX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các chức danh Phó Chi cục trưởng và các lãnh đạo chủ chốt của đơn vị.
Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Xác minh doanh nghiệp nợ thuế, Chi cục Hải quan khu vực II phát hiện hơn 1.000 doanh nghiệp nợ trên 800 tỷ đồng tiền thuế xuất nhập khẩu (XNK) không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Đén nay, ngành Hải quan đã khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự các Chi cục Hải quan khu vực đáp ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định số 2019/QĐ-BTC ngày 11/6/2025 (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26/2/2025 của Bộ Tài chính) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Từ ngày 1/7/2025, nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng số có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thay thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh.
Thực hiện chính quyền 2 cấp: tháo “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản

Thực hiện chính quyền 2 cấp: tháo “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản

Việc đồng thời triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập đơn vị hành chính mở ra những thay đổi mang tính nền tảng cho thị trường bất động sản.
Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Đó là trả lời của Cục Hải quan đối với đề nghị của Công ty TNHH TS Food liên quan đến bảo vệ mã chứng nhận của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đối với mặt hàng sầu riêng đông lạnh XK sang Trung Quốc.
Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Qua vụ việc cho thấy thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi, núp bóng các nền tảng mạng xã hội và hệ thống phần mềm xuyên biên giới nhằm tránh bị truy vết.
Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

Với nhu cầu nhập khẩu sữa cao và tiêu chuẩn rõ ràng, Phô mai chế biến đang là sản phẩm tiềm năng tại Singapore nếu doanh nghiệp Việt biết chuẩn hóa.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Phiên bản di động