Nhật-Hàn trước thách thức cải thiện quan hệ
Hàn Quốc coi sự nổi lên về kinh tế của Trung Quốc là cơ hội kinh doanh, trong khi Nhật Bản coi tham vọng cường quốc biển của Trung Quốc là mối đe dọa quân sự tiềm tàng.
Sau khi bà Park Geun-hye nhậm chức tổng thống, Hàn Quốc không chỉ sắp xếp lại ưu tiên chính sách đối ngoại của mình: từ “Mỹ, Nhật, Trung sang Mỹ, Trung, Nhật” mà còn theo đuổi chính sách ngoại giao G2 với nét đặc trưng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Những lời chỉ trích của bà Park về quan điểm lịch sử của Nhật Bản trong chuyến thăm của bà tới Washington và Bắc Kinh đã gây sốc cho Nhật Bản.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ủng hộ chính sách tái cân bằng châu Á của Mỹ và cài đặt lộ trình củng cố liên minh Nhật-Mỹ. Thủ tướng Abe đã đưa ra một số quyết định gây tranh cãi làm leo thang căng thẳng như đệ trình một dự luật lên Quốc hội cho phép Nhật Bản thực thi có giới hạn quyền phòng vệ tập thể; xem xét lại tiến trình “xin lỗi của Nhật Bản năm 1993 về tình trạng lạm dụng ‘phụ nữ giải khuây’ của quân đội Nhật trong thời chiến”.
Tranh cãi về "phụ nữ giải khuây" đã gia tăng căng thẳng trong năm 2011 dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak và Thủ tướng Yoshihiko Noda. Tiếp tục cuộc tranh cãi này, không lâu sau khi trở thành tổng thống, bà Park Geun-hye đã có một bài phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm Phong trào ngày 1-3 - một phong trào đòi độc lập của Hàn Quốc khỏi ách thống trị của thực dân Nhật vào năm 1919 - kêu gọi chính phủ Nhật Bản phải "có những thay đổi tích cực và dám chịu trách nhiệm".
Nhìn chung, những khác biệt về chính sách Trung Quốc và vấn đề "phụ nữ giải khuây" đã trở nên rõ ràng hơn trong kỷ nguyên Abe/Park và đụng độ giữa lãnh đạo hai nước ngày càng căng thẳng. Phản ứng của ông Abe trước những câu hỏi trong Quốc hội về định nghĩa của từ "xâm lược" ("shinryaku" cũng được dịch là "hiếu chiến") đã không được các học giả chấp nhận, cũng như chuyến thăm của ông Abe đến Đền thờ Yasukuni đã làm tăng sự mất lòng tin từ phía Hàn Quốc. Sự ngờ vực lẫn nhau ở cấp lãnh đạo đã khuyến khích chủ nghĩa dân tộc lên cao trong các phương tiện truyền thông đại chúng.
Căng thẳng được đẩy lên cao chủ yếu do các bất đồng xuất phát từ ký ức lịch sử, truyền thống văn hóa và chủ nghĩa dân tộc - đó là xung đột về bản sắc - chứ không phải là mâu thuẫn về cấu trúc hay xung đột về giá trị. Hệ thống thay đổi đã tạo ra mâu thuẫn của giới lãnh đạo, làm cho xung đột về bản sắc trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong bối cảnh trên, các nhà phân tích cho rằng để cải thiện quan hệ hai nước, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phải xác định các đặc tính của hệ thống quốc tế mới đang nổi lên, trên hết là sự phát triển của mối quan hệ Mỹ-Trung, rồi sau đó mới cài đặt lại quan hệ Nhật - Hàn cho phù hợp với hệ thống này. Nhật Bản và Hàn Quốc nên tái khẳng định những lợi ích chung và bắt đầu một quá trình mới.
Nhìn chung, Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ nhiều yếu tố quan trọng. Về mặt địa chính trị, cả hai nước đều nằm trong tầm ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc. Hai nước có lợi ích chung trong việc duy trì mối quan hệ liên minh vững chắc với Mỹ và về lâu dài sẽ khuyến khích sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm. Đối thoại chiến lược giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về vấn đề này là điều cần thiết. Hội nghị thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có thể sẽ được tổ chức tại Seoul vào cuối năm 2015.
Một hội nghị thượng đỉnh Nhật-Hàn cũng nên được sắp xếp trong thời gian tới. Nếu hội nghị Nhật-Hàn thành công, cả hai nhà lãnh đạo Abe và Park phải quyết tâm giải quyết các vấn đề quan trọng như vấn đề "phụ nữ giải khuây". Bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chỉ là một phần nhỏ trừ khi họ đạt được một giải pháp toàn diện./.
Tin liên quan
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics