Facebook Twitter youtube Tiktok

Nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu: Nguyên nhân do đâu?

Đằng sau những con số thống kê về tác động của khủng hoảng lương thực là những gia đình đang vật lộn để tồn tại trước những khó khăn không thể tưởng tượng nổi.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 1

Trẻ em nhận bữa ăn từ thiện tại Howlwadag, phía Nam Thủ đô Mogadishu, Somalia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hơn 780 triệu người trên khắp thế giới đang trong tình trạng thiếu lương thực, trong khi khoảng 30% lương thực trên thế giới vẫn bị lãng phí hoặc thất thoát.

Khoảng 462 triệu người trên thế giới bị suy dinh dưỡng, trong khi khoảng 2 tỷ người bị thừa cân hoặc béo phì.

Đó là nghịch lý của thế giới chúng ta đang sống.

Hậu quả tàn khốc

“Không có gì cho bọn nhỏ ăn, tôi buộc phải cho chúng uống chút nước đường để chúng ngừng khóc, nhưng điều đó chỉ giúp chúng yên lặng trong chốc lát trước khi bắt đầu khóc và đòi ăn trở lại,” Maryan Mohamed Ali, 28 tuổi, một phụ nữ người Somalia, bất lực nói.

Theo Liên hợp quốc, từ tháng 4-6/2023, khoảng 6,6 triệu người ở Somalia đã phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng nông thôn.

Somalia chỉ là một trong rất nhiều quốc gia đang phải chống chọi với cuộc khủng hoảng lương thực, hiện đang ngày một lan rộng trên thế giới.

An ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn cung lương thực nhập khẩu.

Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc, mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

Thực tế cho thấy mất an ninh lương thực quốc gia là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến mất ổn định đất nước.

Khủng hoảng lương thực sẽ dẫn đến giá lương thực tăng cao, nguồn cung lương thực không đủ, lập tức ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người, kìm hãm phát triển kinh tế, gia tăng đói nghèo.

Điều đó sẽ làm thay đổi kết cấu xã hội, gia tăng mâu thuẫn nội bộ, tạo tâm lý bất bình, chống đối của dân chúng đối với chính quyền, gây khủng hoảng xã hội trầm trọng.

Những người đói khát có nhiều khả năng tham gia vào xung đột vũ trang hơn, có thể là do tuyệt vọng hoặc đơn giản chỉ như một cách để kiếm sống.

Khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng và những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống.

Đồng thời, những người không thể tiếp cận đầy đủ thực phẩm lành mạnh rất dễ xuất hiện các vấn đề như bệnh tim mãn tính, tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm nặng và lo lắng.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 2

Somalia chỉ là một trong rất nhiều quốc gia đang phải chống chọi với khủng hoảng lương thực đang ngày một lan rộng trên thế giới. (Nguồn: NRC)

Vòng tuần hoàn giữa mất an ninh lương thực và bệnh tật sẽ dẫn đến sự sụt giảm của năng suất lao động, năng lực học tập và năng lực phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ.

Bên cạnh đó, hậu quả của việc mất an ninh lương thực còn có thể kéo dài từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của nguồn nhân lực.

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng lương thực

Việc lương thực không đảm bảo có thể bắt nguồn từ lý do nguồn cung không đủ, sức mua yếu, phân phối không hợp lý và việc sử dụng không thỏa đáng. Tuy nhiên, yếu tố chủ yếu là do xung đột, hiện tượng thời tiết cực đoan và các cú sốc kinh tế.

Xung đột địa chính trị là một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực hiện nay.

Đặc biệt, khi xung đột xảy ra ở những khu vực sản xuất lương thực chủ yếu của toàn cầu sẽ tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và nguồn cung lương thực.

Sự ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với khủng hoảng lương thực thế giới là một ví dụ điển hình.

Phần lớn ngũ cốc của các nước châu Phi là từ Ukraine và Nga, và khi cuộc xung đột xảy ra, các nước này bị thiếu trầm trọng nguồn cung cấp lương thực. Kết quả là hàng triệu người đứng bên bờ vực của nạn đói.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 3

Nông dân thu hoạch lúa mỳ gần Melitopol, vùng Zaporizhzhia, Ukraine. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong khi đó, hôm 17/7, Nga đã rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Điều này khiến dư luận thế giới hết sức lo ngại.

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen là thỏa thuận được Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đàm phán vào tháng 7/2022, cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu ngô, lúa mỳ và các loại nông sản từ các cảng ở Biển Đen. Đổi lại, phương Tây loại bỏ rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.

Có thể nói, sự đóng góp của thỏa thuận này đối với an ninh lương thực toàn cầu là rất lớn khi giúp nối lại xuất khẩu nông sản sau khi Nga phong tỏa các tuyến hàng hải quan trọng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.

Thỏa thuận đã tạo thuận lợi cho xuất khẩu lương thực và phân bón thiết yếu từ Ukraine và Nga, đồng thời góp phần làm giảm giá lương thực toàn cầu khoảng 25% kể từ tháng 3/2022.

Điều quan trọng là ngũ cốc được vận chuyển qua Biển Đen cũng đóng vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ các hoạt động nhân đạo khẩn cấp ở các quốc gia ở châu Phi và châu Á.

Cách đây một năm, thế giới đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, nguyên nhân là từ các yếu tố cấu trúc nhưng lại trở nên trầm trọng hơn do xung đột. Khi đó, gần 10% dân số thế giới phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Hiện giờ, khi thỏa thuận có nguy cơ sụp đổ, thế giới có thể sớm phải đối mặt với tình trạng tương tự.

Sự sụp đổ của một thỏa thuận có vai trò không thể thiếu đối với an ninh lương thực thế giới sẽ đe dọa tính mạng của hàng triệu người.

Thứ hai là nhân tố môi trường. Các hiểm họa và nguy cơ như biến đổi khí hậu, thay đổi sử dụng đất, mất tính đa dạng sinh học và dịch bệnh đang tác động nhiều mặt đến an ninh lương thực.

Giữa nhân tố môi trường và an ninh lương thực tồn tại mối quan hệ hai chiều, nếu tăng cường nông nghiệp và mở rộng đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực có thể dẫn đến tình trạng phá rừng và thay đổi sử dụng đất khiến cho hiệu ứng nhà kính gia tăng.

Nếu thông qua tác động sản xuất và nguồn cung thì có thể làm trầm trọng thêm sự thay đổi của môi trường như khí hậu nóng lên, dẫn đến giá lương thực và nông sản gia tăng, đồng thời làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đói nghèo toàn cầu.

Ví dụ, lúa là loại cây thân mềm đặc biệt nhạy cảm với các điều kiện khắc nghiệt, nhưng lại đang được trồng ở những vùng mà các điều kiện khí hậu khắc nghiệt này đang ngày càng trở nên phổ biến.

Năm ngoái, tình trạng hạn hán và mưa úng bất thường do gió mùa gây ra ở Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dẫn đến sản lượng thu hoạch giảm và quốc gia này đã buộc phải ra lệnh cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Lũ lụt tàn phá ở Pakistan, nước xuất khẩu lớn thứ tư thế giới, làm giảm 15% sản lượng lúa.

Nước biển dâng gây ra hiện tượng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn là “vựa lúa” của Việt Nam.

Chính phủ Thái Lan đang khuyến khích người nông dân giảm diện tích trồng lúa và chuyển đổi sang các loại cây trồng khác cần ít nước hơn, trong bối cảnh lượng mưa thấp trong mùa mưa năm nay.

Tuy nhiên, cây lúa không chỉ là nạn nhân của biến đổi khí hậu mà còn là tác nhân góp phần trong quá trình đó. Quá trình trồng lúa thúc đẩy vi khuẩn thải khí methane. Gạo là một nguồn sinh ra khí nhà kính lớn hơn bất kỳ loại thực phẩm nào, chỉ sau thịt bò.

Dấu vết carbon (đánh giá tổng lượng phát thải khí nhà kính) của ngành sản xuất gạo tương tự như của ngành hàng không. Nếu tính đến việc chuyển đổi rừng thành ruộng lúa, giống như số phận của phần lớn rừng nhiệt đới ở Madagascar, thì dấu vết carbon thậm chí còn lớn hơn.

Đây thực sự là một vòng luẩn quẩn.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 4

Trẻ em theo cha mẹ đi sơ tán tránh xung đột tại trại tị nạn ở Mekele, vùng Tigray, Ethiopia. (ẢnH: AFP/TTXVN)

Thứ ba là cú sốc kinh tế. Tình hình dịch bệnh kéo dài gần ba năm nay không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung và lưu thông lương thực của thế giới, mà còn gây ra cú sốc nặng nề đối với phát triển kinh tế toàn cầu.

Tình hình lạm phát toàn cầu ngày càng trầm trọng, nền kinh tế của một số nước đã rơi vào suy thoái kỹ thuật, các nhân tố kinh tế-xã hội đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận lương thực.

Tác động trực tiếp nhất của cú sốc kinh tế là ảnh hưởng đến thu nhập và sức mua của các hộ gia đình, đặc biệt là nhóm đối tượng thu nhập thấp. Giá cả leo thang sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận lương thực, sự đa dạng và chất lượng ăn uống.

Thứ tư là vấn đề dân số và sự lãng phí. Trái Đất hiện có hơn 8 tỷ cư dân đang sinh sống. Theo ước tính mới nhất của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ tăng lên 9,7 tỷ người vào năm 2050, sau đó đạt mức cao nhất là 10,4 tỷ người vào những năm 2080, trước khi bắt đầu giảm dần.

Như vậy, các vấn đề đặt ra là phải làm gì để quản lý nhu cầu lương thực trước tình trạng suy giảm chất lượng đất trồng và nguồn nước? Biến đổi khí hậu có tác động gì đến sản lượng nông nghiệp? Làm thế nào để hạn chế sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lương thực?

Tuy nhiên, một sự thật là xét về mặt calo thuần túy, thế giới thậm chí gần như đã có đủ lương thực để nuôi sống 10 tỷ cư dân.

Đó là nhận định của Nicolas Bricas, chuyên gia tại Trung tâm Hợp tác quốc tế nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển (CIRAD).

Thế nhưng, Trái Đất vẫn có hàng trăm triệu người rơi vào cảnh đói kinh niên. Nguyên nhân được chỉ ra ở đây là sự lãng phí rất lớn.

Theo thống kê, mỗi năm, hơn 30% sản lượng lương thực của hành tinh đã bị hết hạn hoặc bị vứt bỏ trước khi đến tay người tiêu dùng. Con số này tương ứng với 1,3 tỷ tấn lương thực, thực phẩm bị vứt bỏ.

Lãng phí thực phẩm dẫn tới lãng phí về tiền bạc. Nói đơn giản thì mỗi năm thế giới vứt đi 100 tỷ USD chỉ vì lãng phí thực phẩm. 250 tỷ m3 nước được dùng để sản xuất số thực phẩm này cũng bị lãng phí theo.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 5

Khoảng 462 triệu người trên thế giới bị suy dinh dưỡng, trong khi khoảng 2 tỷ người bị thừa cân hoặc béo phì. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tác động của cuộc khủng hoảng lương thực không chỉ là một thực tế được thống kê mà còn là một thảm kịch của con người.

Đằng sau những con số là những gia đình đang vật lộn để tồn tại trước những khó khăn không thể tưởng tượng nổi.

Maryan có bảy đứa con. Cô sống trong trại tị nạn Qaydar-adde ở Baidoa, một trong những điểm đến của những người phải di dời do hạn hán nghiêm trọng ở Somalia.

Cô từng sống ở Madhayta thuộc vùng Bakool trước khi nạn đói xảy ra, buộc cô phải rời đi.

Gia đình Maryan là một trong nhiều người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực. Họ đã sống ở cùng một khu vực trong nhiều thế hệ, dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi để kiếm sống. Nhưng khi không có mưa, cây trồng của họ khô héo và gia súc của họ chết. Họ buộc phải bán số ít còn lại để mua thức ăn và nước uống. Cuối cùng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời khỏi nhà và tìm nơi ẩn náu.

“Chúng tôi đã trải qua nhiều đợt hạn hán trong quá khứ. Mưa thường trở lại trong những mùa tiếp theo và sau đó cuộc sống trở lại bình thường. Nhưng lần này hoàn toàn khác. Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất mà tôi từng thấy," Maryan buồn bã nói.

Trong trại tị nạn, Maryan và các con đang sống sót nhờ một bữa ăn mỗi ngày, nhưng điều đó là không đủ. Đứa con út của cô đang bị bệnh nặng.

Giống như hàng ngàn phụ nữ khác hiện đang sống trong các trại tạm bợ của Baidoa, Maryan làm công việc lao động bình thường để kiếm thu nhập và mua thêm thức ăn cho con cái.

“Đôi khi, tôi trở về mà không có thức ăn. Đó là khoảng thời gian khó khăn nhất với một người mẹ. Tôi đau lòng khi thấy chúng khóc đòi ăn mà lại chẳng có gì cho chúng ăn,” Maryan nghẹn ngào nói./.

Nguy co xay ra khung hoang luong thuc toan cau: Nguyen nhan do dau? hinh anh 6

Maryan và những đứa con của cô ấy. (Nguồn: NRC).

Theo Lan Phương (Vietnam+)

Tin liên quan

Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?

Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?

(HQ Online) - Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước.
Thế giới trước bài toàn an ninh lương thực

Thế giới trước bài toàn an ninh lương thực

Thế giới đang đứng trước thách thức lớn khi khoảng 258 triệu người tại 58 quốc gia phải đối mặt tình hình mất an ninh lương thực nghiêm trọng, khi cứ 10 người trên thế giới lại có 1 người thiếu ăn.
Philippines tiếp tục là nước nhập khẩu gạo hàng đầu trong năm 2024

Philippines tiếp tục là nước nhập khẩu gạo hàng đầu trong năm 2024

Việc Philippines thu mua gạo là nhằm củng cố nguồn gạo dự trữ do lo ngại nguồn cung toàn cầu có thể suy giảm, khi El Nino gây hạn hán có thể ảnh hưởng đến sản lượng lương thực.
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ

Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ

Tổng thống Donald Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ, với mục tiêu xây dựng một đất nước vĩ đại, vững mạnh và ưu việt.
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức

Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra hàng loạt cam kết mạnh mẽ về chính sách trong cuộc vận động tại Washington trước ngày nhậm chức.
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”

“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tiếp xúc với phái đoàn liên minh cầm quyền Nhật Bản, thảo luận về cải thiện quan hệ song phương.
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất

Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất

Giá tiêu dùng Mỹ tăng mạnh, lạm phát vẫn cao, Fed có thể giảm lãi suất ít hơn dự kiến trong năm 2025.
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump

Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump

Nền kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump: thách thức mới và những chính sách kinh tế khác biệt.
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh

Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh

Dịch cúm mùa Đông đang bùng phát tại châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga

Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga

Ukraine có thể mất hàng tỷ USD nếu không tiếp tục trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu, chuyên gia Mỹ Jackson Hinkle cảnh báo.
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS

Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS

Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của nhóm kinh tế BRICS, mở ra cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế và chính trị.
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS

Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS

Brazil chính thức đảm nhận chức Chủ tịch BRICS 2025, với ưu tiên Biến đổi Khí hậu, phát triển bền vững và quản lý Trí tuệ Nhân tạo (AI).
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều

Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều

Ba Lan ca ngợi quyết định chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine, trong khi Slovakia cảnh báo về tác động nghiêm trọng đến EU.
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình

Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình

(HQ Online) - Bất ổn từ an ninh, chính trị, kinh tế cho tới các vấn đề về văn hoá, xã hội khiến châu Âu đã trải qua một năm 2024 đầy khó khăn.
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD

Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD

(HQ Online) - Trong hai ngày 17 và 18 tháng 12 năm 2024, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) tại thành phố Louisville, bang Kentucky, đã tịch thu bốn lô hàng giả bao gồm 962 sản phẩm như đồng hồ, vòng tay, vòng cổ và hoa tai mang nhãn hiệu nổi tiếng.
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức

Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức

Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy bất định, khi kinh tế thế giới đứng trước "một ngã rẽ khó đoán định".
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Vượt qua điện thoại và linh kiện, những năm gần đây, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng Khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống Donald ...
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025

Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025

Giá các loại xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025, mức tăng nhiều ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan từ ...
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga

Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga

Hai Thủ tướng thống nhất cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai ...
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng

Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn về các nội dung liên quan đến chuyến công tác của ...
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Sau 10 năm thi hành, Luật Hải quan đã phát huy tác dụng trong cải cách thủ tục hành chính ...
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ

Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ

Thông qua chương trình còn giúp Hải quan Hải Phòng tăng cường phối kết hợp với Cảnh sát biển và ...
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"

Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"

Thông qua những tác phẩm âm nhạc tại Cuộc thi này, thanh niên Hải quan là những cán bộ, công ...
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK

Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK

Quản lý làm thủ tục hàng hóa XNK chủ yếu đều do các công ty dịch vụ chuyển phát nhanh ...
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

Chi cục Hải quan Thái Bình đã giải quyết thủ tục thông quan cho 62.606 tờ khai nhập khẩu và ...
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Sau 10 năm thi hành, Luật Hải quan đã phát huy tác dụng trong cải cách thủ tục hành chính ...
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI

Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI

Chi cục Hải quan Thái Bình đã đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong khắc phục hậu quả cơn ...
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm

Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm

Giấu 180 kg pháo trong mặt hàng than đá nhập khẩu và trùm bạt che đậy nhằm qua mắt các ...
(PHOTO) Bắt đối tượng mang theo súng, đạn khi nhập cảnh qua cửa khẩu La Lay

(PHOTO) Bắt đối tượng mang theo súng, đạn khi nhập cảnh qua cửa khẩu La Lay

Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay (Cục Hải quan Quảng Trị) đã phối hợp bắt đối tượng có ...
Qua soi chiếu, Hải quan bắt đối tượng mang theo 2 khẩu súng, 92 viên đạn khi nhập cảnh

Qua soi chiếu, Hải quan bắt đối tượng mang theo 2 khẩu súng, 92 viên đạn khi nhập cảnh

Bắt quả tang Cao Bá Huy, sinh năm 2000 (trú tại Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An có hành vi ...
Gia cố hầm, vách trên ô tô để giấu ma túy

Gia cố hầm, vách trên ô tô để giấu ma túy

Gia cố trên trần, hầm, vách trên các xe ô tô mang biển kiểm soát Lào (loại xe ô tô ...
Xử lý nghiêm hành  vi vận chuyển trái phép đá quý qua đường hàng không

Xử lý nghiêm hành vi vận chuyển trái phép đá quý qua đường hàng không

(HQ Online) - Người xuất cảnh, nhập cảnh mang hàng hóa vượt định mức hành lý miễn thuế qua ...
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn

Ngày 14/1/2024, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM đã khám phá chuyên án, triệt phá đường dây ...
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu ...
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi ...
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện

Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện

Vận tải xanh và logistics xanh là nền tảng phát triển bền đang trở thành xu hướng quan trọng tại ...
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc

Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc

Hoa Sen Home đồng hành cùng Mái Ấm Gia Đình Việt
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt

Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt

Trung tâm Nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt đã vinh danh Top 50 Doanh nghiệp Việt Nam điển hình ...
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP

Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP

Công ty TNHH INVENTEC TECHNOLOGY (Việt Nam) là nhà đầu tư lớn nhất vào Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam ...
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%

Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%

Tổng cục Hải quan vừa có công văn trả lời và hướng dẫn Công ty CP XNK Châu Á – ...
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn

Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn

Các đơn vị hải quan triển khai và tổ chức tuyên truyền đến cộng đồng DN thực hiện áp dụng ...
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?

Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?

Đó là vướng mắc của Cục Hải quan TPHCM trong quá trình thông báo, xác định số tiền thuế phải ...
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế

Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế

Tổng cục Hải quan đề nghị các cục hải quan tỉnh, thành phố lưu ý một số nội dung tại ...
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư

Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư

Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan Quảng Bình thực hiện chính sách đối với dự án “Nhà ...
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe

Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe

Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố rà soát, kiểm tra việc áp dụng ...
Các nhà sản xuất xe điện châu Âu đối mặt một năm khó khăn

Các nhà sản xuất xe điện châu Âu đối mặt một năm khó khăn

Các nhà sản xuất xe điện cảnh báo với nhu cầu yếu, triển vọng chung của ngành ôtô châu Âu ...
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025

Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025

Dự báo doanh số xe điện năm 2025: Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, Mỹ và châu Âu đối mặt ...
Mở bán Jaecoo J7 và Jaecoo J7 PHEV với nhiều ưu đãi hấp dẫn

Mở bán Jaecoo J7 và Jaecoo J7 PHEV với nhiều ưu đãi hấp dẫn

Được kỳ vọng là mẫu xe hạng C đáng mong đợi nhất năm 2025, Jaecoo J7 và Jaecoo J7 PHEV ...
Yaris Cross HEV - Mẫu xe hybrid dễ mua nhất của Toyota

Yaris Cross HEV - Mẫu xe hybrid dễ mua nhất của Toyota

Toyota Yaris Cross HEV đã có một năm 2024 thành công, trở thành lựa chọn hàng đầu của lớp khách ...
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến

Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến

Jaecoo J7, mẫu SUV đột phá của thương hiệu Omoda &Jaecoo Việt Nam, sắp chính thức ra mắt tại thị ...
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025

Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025

Dự báo doanh số xe điện năm 2025: Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, Mỹ và châu Âu đối mặt ...
Phiên bản di động