Nên có chương trình thúc đẩy thực thi khi nghị định về kiểm tra chuyên ngành ban hành
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài. Ảnh: N.Linh |
Góp ý vào dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, đây là nghị định rất khó và có nhiều thách thức. Vấn đề khó chính là việc nghị định này tác động đến chức năng, nhiệm vụ của bộ ngành khác.
“Dự thảo Nghị định đưa ra mô hình quản lý mới theo hướng thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh” - đại diện VCCI đánh giá và cho biết thêm mô hình mới rất triển vọng nhờ cách thức tiếp cận, định hướng theo mô hình một cửa. Điều này thể hiện rõ ràng trong định hướng quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý theo phương thức rủi ro tức là DN tuân thủ tốt thì gánh nặng thủ tục hành chính ít hơn. Mô hình kiểm tra chặt, giảm, thông thường được áp dụng từ các chính sách đang phát huy hiệu quả.
Góp ý cụ thể vào một số nội dung, đại diện VCCI phân tích: Theo dự thảo, quản lý rủi ro theo hướng không phải từng DN cụ thể mà quản lý theo mặt hàng, sản phẩm. Cách thức tiếp cận này có thể tiềm ẩn rủi ro. “Có thể có những DN làm ăn chân chính nhưng có DN không như vậy, có thể có nhóm mặt hàng DN đang làm tốt nhưng chỉ cần một DN làm ăn không nghiêm túc thì liệu có ảnh hưởng đến các DN đang làm ăn chân chính đối với mặt hàng đó không?” – VCCI phân tích và nêu ý kiến tiêu chí quản lý rủi ro nên dựa trên DN, lý tưởng nhất là kiểm soát cả hai yếu tố này. Nhóm mặt hàng nào rủi ro ít có thể kiểm tra giảm, nhưng đừng để xảy ra tình trạng chỉ cần một vài DN không tuân thủ thì những DN làm ăn đàng hoàng khác bị ảnh hưởng lớn.
Mặt khác, đại diện VCCI cũng cho rằng một số quy định tưởng như rất tốt nhưng có thể tiềm ẩn rủi ro cao. Chẳng hạn quy định về phương thức kiểm tra giảm, dự thảo nêu: Hàng hóa đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Nếu quy định như trên ở góc độ DN khó để biết nước nào đã ký kết. Vì vậy nên có cách thức để công bố danh mục các quốc gia đã ký kết các thỏa thuận hay không. Chính vì vậy dù nội dung chính sách tốt nhưng cần có cơ chế thực thi trên thực tế để phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó mô hình hiện nay đang đẩy mạnh điện tử hóa một số quy trình. Chẳng hạn thay vì chạy đến từng bộ ngành thì chỉ phải qua cổng một cửa quốc gia, đây là bước tiến rất lớn vì khi làm trên môi trường mạng thì vấn đề lưu vết, minh bạch, giảm sự tiếp xúc trực tiếp DN với cơ quan chính quyền là rất rõ. Tuy nhiên cần phải nâng cấp về hạ tầng CNTT vì vẫn còn trục trặc, vẫn có tình trạng bị nghẽn, vẫn có bộ ngành thực hiện song song thủ tục giấy và điện tử.
Đánh giá về triển khai nghị định, đại diện VCCI cho rằng, nghị định tốt, nội dung tốt nhưng là mô hình mới, nội dung mới nên chắc chắn sẽ có vướng mắc, trục trặc. Vì vậy, khi nghị định được ban hành và đi vào thực thi nên hình thành tổ phản ứng nhanh có vướng mắc tháo gỡ ngay. Tránh tình trạng khi một chính sách mới ra có thể bị trục trặc, gây đình trệ một số ngành hàng, có thể tạo ấn tượng không tốt về mô hình cải cách này.
Cũng đánh giá cao những nội dung cải cách được nêu tại dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, ban soạn thảo cũng như Tổng cục Hải quan đã có nhiều nỗ lực để thực thi Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Góp ý nội dung cụ thể, đại diện VASEP đề nghị bổ sung quy định về miễn thủ tục tự công bố đối với một số trường hợp như: sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, đại diện VASEP cho rằng, đối tượng của nghị định này là người dân và DN nên việc định nghĩa các cụm từ chuyên môn cần được đưa vào để dễ hiểu. Ngoài ra, đại diện VASEP cũng góp ý về vấn đề đưa hàng về bảo quản bổ sung trường hợp khi hàng về lấy mẫu ở cảng, kéo về kho và chờ thông quan ở kho để tạo thuận lợi cho DN.
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
21:11 | 07/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
07:50 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics